Giáo dục Trung Quốc – Đột phá để phát triển

Sau hơn 20 năm cải cách mở cửa, Trung Quốc đã đạt được nhiều thành tựu rất quan trọng trong nhiều lĩnh vực. Hiện nay, giáo dục là một trong những ngành chính phủ Trung Quốc rất coi trọng.

Đồng chí Dương Xuân Nam – TBT báo Tiền Phong, Chủ tịch HĐQT Công ty Tiền Phong tiễn sinh viên lên đường đi du học ở Trung Quốc do Công ty Tiền Phong tổ chức những khóa trước vài năm gần đây, các trường đại học ở Trung Quốc không những nâng cao chất lượng đào tạo mà còn đề ra nhiều chính sách mới nhằm thu hút được nhiều sinh viên trong nước và lưu học sinh (LHS) nước ngoài đến nghiên cứu và học tập. Hệ thống giáo dục hoàn thiện, chất lượng không ngừng nâng cao. Hiện nay hệ thống giáo dục của Trung Quốc được phân làm 4 cấp gồm: giáo dục cơ sở, giáo trung học nghề, giáo dục đại học, cao đẳng và cấp giáo dục cho người lớn.

Năm 2005 cả Trung Quốc có 8,67 triệu thí sinh đăng ký thi vào các trường đại học, cao đẳng trên toàn quốc. Theo một quan chức của BGD Trung Quốc cho biết, Trung Quốc trong những năm gần đây đã không ngừng cải cách giáo dục và có nhiều bước đột phá mới trong cải cách quản lý và đào tạo. Như trước khi thi đại học tất cả các thí sinh phải viết chứng nhận không gian dối trong kỳ thi, cam kết đảm bảo trung thực trong thi cử, nếu có hành vi quay cóp tất cả các bài thi đều nhận điểm “0”. Đây cũng là hình phạt rất nặng mà Bộ Giáo dục Trung Quốc mới đề ra nhằm nâng cao chất lượng và công bằng trong việc tuyển chọn nhân tài cho đất nước.

Xếp loại thứ tự là tiêu chuẩn đánh giá trình độ của các trường hàng năm, Trung Quốc vẫn tiến hành xếp hạng cho các trường đại học để từ đó có thể đánh giá chất lượng đào tạo của các trường. Có 3 tiêu chí để đánh giá đó là: khả năng nghiên cứu khoa học, bồi dưỡng nhân tài và danh tiếng của các trường. Theo tuần báo sinh viên – nhân tài của thế kỷ 21 và kết quả điều tra của mạng giáo dục TOM cho thấy: Năm 2005 có 10 trường được lọt vào tốp 10 trường nổi tiếng nhất Trung Quốc là: Đại học Thanh Hoa, đại học Bắc Kinh, đại học Triết Giang, đại học Phúc Đán, đại học Nam Kinh, đại học Vũ Hán, đại học khoa học kỹ thuật Hoa Trung, đại học giao thông Thượng Hải, đại học Cát Lâm, đại học Nhân dân Trung Quốc. Những trường đại học này đã là niềm ao ước của không ít các bậc phụ huynh, học sinh Trung Quốc. Cũng như các sĩ tử Việt Nam, kì thi đại học hàng năm của Trung Quốc luôn là đề tài nóng hổi được cả xã hội quan tâm.

Tuyển sinh đại học: Các tỉnh tự ra đề Năm 1977 Trung Quốc bắt đầu khôi phục chế độ thi đại học, từ đó đến nay đã tiến hành nhiều cải cách, thay đổi để phù hợp với tình hình phát triển của đất nước. Từ năm 1999 trở đi, các tỉnh của Trung Quốc đã xóa bỏ chế độ thi chung một đề, mở rộng phạm vi các tỉnh tự ra đề. Sau khi tổng kết kinh nghiệm tự ra đề của Bắc Kinh và Thượng Hải, năm nay Bộ giáo dục Trung Quốc giao quyền chủ động ra đề thi đại học cho nhiều tỉnh, thành. Đây là một trong những biện pháp đẩy mạnh cải cách chế độ thi đại học của Trung Quốc. Cùng với sự phát triển của đất nước Trung Quốc, chế độ thi đại học đã được hoàn thiện hơn rất nhiều, các trường đại học hàng năm đều tăng số lượng tuyển sinh. Ví dụ năm 1999 Trung Quốc tuyển sinh 1,6 triệu sinh viên, năm 2001 tuyển 2,6 triệu… đến năm 2005 con số này lên đến 4,75 triệu. Năm 2003 nhiều tỉnh thành tỉ lệ đỗ đại học đều lên tới 70%, như Bắc Kinh, Thiên Tân… Do đó cơ hội vào đại học cũng dễ hơn trước rất nhiều. Nhưng điều đó không có nghĩa là mức độ cạnh tranh đã giảm xuống, ngược lại áp lực của các thí sinh và gia đình vẫn vô cùng nặng nề vì “nước nổi thì thuyền cũng lên”, mục tiêu của các thí sinh đã được đặt lên rất cao. Đối với họ, chỉ khi được bước vào các trường nổi tiếng như Thanh Hoa, Bắc Đại, Nhân Đại hoặc các chuyên ngành đắt giá như Điện tử viễn thông, Ngoại thương… mới gọi là được vào đại học.

Trước kia các trường PTTH của Trung Quốc dùng tỉ lệ đỗ đại học để đánh giá thực lực của trường mình, còn hiện nay lại căn cứ vào tỉ lệ học sinh đỗ các trường đại học nổi tiếng. Các trường đại học của Trung Quốc sẽ đưa ra chỉ tiêu tuyển sinh của trường mình cho mỗi tỉnh, thành trực thuộc trung ương. Các tỉnh sẽ căn cứ vào số chỉ tiêu đó để tuyển sinh. Như vậy đối với Trung Quốc, “tỉ lệ chọi” của một trường đại học không phải được chia đều như ở Việt Nam mà là được so với số hồ sơ dự thi của tỉnh và địa phương sở tại của thí sinh. Số chỉ tiêu tuyển sinh phân cho các tỉnh, thành là không đều nhau, thông thường các trường đại học vẫn dành sự ưu ái nhiều nhất cho các thí sinh ở địa phương mà trường đại học nằm trên địa bàn đó.

ST

Tìm kiếm khóa học
Tác giả
Du học Vinahure

Câu hỏi thường gặp

Bình luận bài viết

NAME *
EMAIL *
Website

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

tikpornvideos.com madelyn marie gets some hard pounding sex. www.porncavehd.com
Photo landscape
ClosePhoto landscape
ClosePhoto portrait