Nằm một mình trong căn phòng vắng mà hình ảnh về người mẹ tần tảo quanh năm mưa nắng với đôi lưng còng, gầy gò, ốm yếu lại hiện lên trong ký ức. Chúng tôi, những người làm báo đã có những cuộc hành trình, rong ruổi trên khắp mọi miền đất nước để viết về những gia đình có hoàn cảnh khó khăn.
Những ký ức về người mẹ với căn nhà trống không có một vật dụng gì đáng giá khiến chúng tôi không kìm nén được niềm xót xa thương cảm. Nhiều lúc nghĩ lại, Tôi càng thấy trong xã hội còn phảng phất quá nhiều những mảnh đời bất hạnh “cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc”. Quanh năm vẫn mái nhà đơn sơ bên mâm cơm nguội lạnh.
Chúng tôi, những người làm báo có cuộc hành trình đi từ làm thiện với Công ty tư vấn du học Vinahure. Cách Hà Nội 130km, Thái nguyên được nhiều người biết đến với khu vui chơi, thắng cảnh Hồ Núi Cốc huyền thoại. Nhưng ít ai biết được đằng sau những khu vui chơi có còn có rất nhiều những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, cơm không đủ ăn, cuộc sống quanh năm phụ thuộc vào những đồng trợ cấp hộ nghèo. Men theo những triền dốc quanh co, chúng tôi cùng Công ty tư vấn du học Vinahure đến thăm gia đình Ông Trần Văn Hải, tại xóm Đồi Cây – Huyện Đại Từ – Tỉnh Thái Nguyên, năm nay đã bước sang tuổi 84, cái tuổi đáng nhẽ phải được nghỉ ngơi bên tổ ấm gia đình. Nhưng không, hàng ngày ông vẫn phải lên rừng kiếm củi để lo cho cuộc sống gia đình. Người con của ông đã gần bước sang tuổi 40 nhưng không thể lao động bởi căn bệnh tâm thần thỉnh thoảng tái phát khiến anh không được tỉnh táo như người bình thường. Quanh năm cuộc sống gia đình chỉ trông chờ vào những đồng trợ cấp hộ nghèo của nhà nước cùng với những lần lên rừng kiếm củi đem ra chợ bán với vài chục nghìn đồng chi trả thêm. Khi được nhận những món quà đầy ý nghĩa từ Công ty du học Vinahure cùng những nhà hảo tâm quyên góp gồm quạt, quần áo, đồng hồ cùng các vật dụng thiết yếu khác, Tôi thấy niềm hạnh phúc hiện rõ lên từng gương mặt của các thành viên trong gia đình.
Chia tay gia đình này mà hình ảnh về người đàn ông gầy gò với cái tuổi gần đất xa trời khiến chúng tôi nặng người xúc cảm. Bánh xe ô tô tiếp tục lăn dài trên đường đưa chúng tôi đến gia đình chị Lưu Thị Viên. Tiếp chúng tôi tại căn nhà trống, không có một đồ đạc gì đáng giá là người mẹ già của chị đã bước sang tuổi 80. Căn nhà của chị chỉ vỏn vẹn 20m2 được bà con, nhà nước hỗ trợ xây dựng để chị cùng người con trai có nơi trú mưa, trú nắng qua ngày. Đã lâu lắm rồi chị không được biết đến niềm vui bên gia đình bởi căn bệnh tâm thần đã theo chị bao nhiêu năm nay. Nhìn vóc dáng gày gò, ốm yếu của người con trai năm nay lên lớp 12 vừa phải lo học, vừa phải chăm mẹ bị tâm thần khiến chúng tôi chạnh lòng thương cảm.
Chia tay 2 gia đình trở về Hà Nội mà trong lòng chúng tôi mang nặng một nỗi niềm, một ước mơ, một hy vọng sau này ở bất cứ nơi đâu trên đất nước Việt Nam sẽ không còn quá nhiều những hoàn cảnh khó khăn và vất vả như gia đình Ông Hải và chị Viên nữa.
T/h: Nguyễn Quân