Đăng ký học bổng như thế nào cho hiệu quả?

Viết làm sao thật hay, thật thuyết phục, làm sao để nổi bật giữa vô vàn các lá thư ứng tuyển khác, là vấn đề mà bạn nào cũng quan tâm.

Tìm hiểu về trường và học bổng định đăng ký.

Nhiều bạn hỏi rằng thấy các giấy giờ cần nộp (requried documents) trên web phải bao gồm các thứ a,b,c, nhưng mình thiếu thứ a hay thiếu thứ b thì có được không. Tuy nhiên, đã gọi là “required documents” thì các bạn phải chuẩn bị cho đầy đủ, các bạn viết mail hỏi trường những thứ đó họ không trả lời cho thì cũng đừng giận. Một điều nữa là hãy đọc kỹ mục “Eligibility” (tính phù hợp) của từng học bổng, xem mình có thỏa mãn các điều kiện họ nêu không, để tránh mất thời gian đăng ký và bị loại ngay từ vòng đầu tiên.

Nhiều bạn đăng ký những học bổng mà họ ghi rõ ràng là chỉ dành cho EU/EEA. Khi bạn tìm hiểu về trường, xin đọc cả mục FAQs (Frequently asked questions) nữa, các câu hỏi mà bạn thắc mắc đa phần là nằm ở đấy. Một số trường hợp bạn không thỏa mãn điều kiện nào đó trong mục Eligibility mà vẫn được đăng ký, thì cứ đọc mục FAQs là có. (Nếu người khác tìm được thông tin bạn cần trên website của trường, mà bạn không tìm được, thì bạn không phù hợp để đăng ký học bổng).

Tìm hiểu thông tin một cách chi tiết:

Tìm trên google, qua bạn bè, facebook, forum, network … để tìm các thứ liên quan đến học bổng: Phân tích và thống kê tình hình các năm của học bổng, yếu tố quan trọng nhất của học bổng đó là gì, những người đã đăng ký thành công học bổng đó có hồ sơ và đơn đăng ký ra sao. Để đạt được điều này thì ngoài các kênh thông tin trên, bạn có thể vào xem trong khoa trong trường bạn đăng ký có mục Alumni (Cựu sinh viên) không, đọc xem có anh chị Việt Nam nào không, đọc bài của họ xem có thu được thông tin gì không (họ học trường nào ra, làm về cái gì,…). Nếu tìm được thì chịu khó liên lạc với họ để hỏi kinh nghiệm, nhưng phải nhớ là hỏi những câu hỏi thông minh. Hãy thể hiện mình là người có chuẩn bị, có tìm hiểu, đừng có cái gì cũng hỏi, không ai đủ kiên nhẫn và nhiệt tình để trả lời cho bạn các vấn đề cỏn con

Sắp xếp thông tin: đối với mỗi trường hay mỗi học bổng bạn định đưang ký, hãy tạo một Folder (Tệp) riêng biệt tương ứng trên Bookmark của bạn, rồi mỗi khi đọc đến các thông tin quan trọng như là điều kiện đăng ký, hạn nộp, v.v… tất tần tật liên quan đến trường hay học bổng đó, hãy lưu tất cả vào tệp trên. Làm như vậy sẽ tiết kiệm rất nhiều thời gian cho bạn

Về đơn xin học và thư giới thiệu (SoPs, LoRs)

Ngoài các yếu tố không thể thay đổi như là GPA, trường học, các thành tích, phần thưởng…, thì các bạn chỉ còn có thể trông chờ vào SoPs, LoRs để tăng cơ hội được học bổng. Vậy thì viết làm sao thật hay, thật thuyết phục, làm sao để nổi bật giữa vô vàn các lá thư ứng tuyển khác, là vấn đề mà bạn nào cũng quan tâm.

Để có được LoRs hay, thì bạn nên tính trước ít nhất 1 năm. Nghĩa là trong quá trình học, bạn đã phải tự chọn cho mình những người giới thiệu (Referee) tiềm năng, người mà có khả năng viết LoR hay cho bạn, hoặc bạn có thể xin chữ ký một cách dễ dàng. Sau đó thì tìm cách tiếp cận những người giới thiệu tiềm năng này, thể hiện bản thân của bạn, sao cho người đó có ấn tượng tốt về bạn.

Lên kế hoạch và viết đơn xin học bổng

Tùy theo yêu cầu và tiêu chí của từng học bổng mà viết SoPs+LoRs sao cho người đọc thấy mình phù hợp với tiêu chí của học bổng đó nhất.

Thực hiện vòng tuần hoàn Đọc – Viết – Sửa, tức là đầu tiên đọc những bài mẫu để học cách viết của họ, tìm ý tưởng, sau đó bắt tay vào viết; viết xong thì nhờ mọi người sửa và bản thân mình sửa. Cứ lặp đi lặp lại như vậy đến khi nào có được một bản ưng ý thì thôi.

Khi viết thì lập dàn ý các ý cần viết trước (theo kiểu gạch đầu dòng), sau đó phát triển lên thành một bài hoàn chỉnh. Cố gắng trả lời hết các câu hỏi mà học bổng đó yêu cầu, cố gắng cân bằng các ý, và liên kết các ý với nhau.

Trong SoPs hãy cố gắng đề cập nhiều nhất có thể đến những gì không có trong các nội dung khác. Ví dụ đừng nói nhiều về phần thưởng hay thành tích học tập mà họ có thể thấy trong CV của bạn, hãy nói về những thứ như là bạn đã làm được những gì liên quan đến ngành học mình đang định đăng ký (Quá khứ), tại sao bạn lại muốn học cao lên về ngành này (Hiện tại), học xong nó thì bạn đạt được cái gì theo dự định (Tương lai).

Chuẩn bị xong hồ sơ và gửi hồ sơ đi coi như bạn đã hoàn thành phần lớn công việc của mình, nhưng “công việc hậu trường” thì cũng quan trọng và không thể thiếu sót. Gửi hồ sơ đi, bạn phải liên lạc với trường để hỏi xem họ đã nhận được hồ sơ chưa, hồ sơ có thiếu sót gì không, để kịp thời bổ sung.

Tìm kiếm khóa học
Tác giả
admin
admin

Câu hỏi thường gặp

Bình luận bài viết

NAME *
EMAIL *
Website

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

tikpornvideos.com madelyn marie gets some hard pounding sex. www.porncavehd.com
Photo landscape
ClosePhoto landscape
ClosePhoto portrait