Đại học Nông lâm Phúc Kiến (Fujian Agriculture and Forestry University) tọa lạc tại thành phố Phúc Châu – tỉnh Phúc Kiến, đây là một trong những trường đại học đào tạo về nông nghiệp được thành lập sớm nhất Trung Quốc và cũng là 1 trong 3 trường đại học trọng điểm của tỉnh Phúc Kiến.
Đại học Nông lâm Phúc Kiến là trường đại học do Bộ Nông nghiệp Trung Quốc, cục Lâm nghiệp quốc gia và chính quyền tỉnh Chiết Giang cùng nhau xây dựng. Trường được đánh giá là đơn vị bồi dưỡng nhân tài về nông lâm ưu tú của Trung Quốc.
Đại học Nông lâm Phúc Kiến được thành lập rất sớm, tiền thân của trường được hình thành trên sự sát nhập của 2 khoa, đó là khoa Nông nghiệp trường Đại học Hiệp Hòa Phúc Kiến thành lập năm 1936 và Viện nông học Phúc Kiến thành lập năm 1940. Năm 2000, Đại học Nông nghiệp Phúc Kiến và Viện lâm học Phúc Kiến sát nhập vào trường và lấy tên gọi Đại học Nông lâm Phúc Kiến. Tính đến tháng 9 năm 2015, tổng diện tích của trường là 4800 mẫu, trường có 4 khu học xá. Toàn trường có hơn 2300 giảng viên và cán bộ công nhân viên chức, số lượng học sinh trong trường là 30.000 người, trong đó nghiên cứu sinh tiến sĩ và thạc sĩ là 4500 người.
Đại học Nông lâm Phúc Kiến đã thiết lập mối quan hệ hữu nghị hợp tác với nhiều trường đại học, đơn vị nghiên cứu đến từ hơn 20 trường đại học và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới như Hoa Kỳ, Anh, Đức, Nhật, Canada, Australia, New Zealand, Bỉ, Thái Lan. Trường rất tích cực trong việc giao lưu hợp tác quốc tế, trường có chương trình liên kết đào tạo 2+2 với Đại học Canada và nhiều trường nổi tiếng thế giới. Ngoài ta, vào ngày 26 tháng 3, chủ tịch Tập Cận Bình và tổng tống Nam Phi đã cùng kí quyết định thành lập Học viện Khổng Tử đặt tại Nam Phi có liên kết trực tiếp với Đại học Nông lâm Phúc Kiến.
Một số ngành đào tạo của trường:
Khoa | Chuyên ngành |
Khoa học cây trồng | – Trồng trọt và canh tác cây trồng
– Di truyền học cây trồng và chăn nuôi – Khuyến nông học |
Bảo hộ thực vật | – Bệnh lý thực vật
– Côn trùng – Nông dược học – An toàn sinh thái – Kinh tế bảo vệ thực vật |
Làm vườn | – Nghệ thuật trồng cây ăn quả
– Trồng rau – Trà – Thiết bị khoa học nông nghiệp và kỹ thuật – Cảnh quan |
Lâm học | – Di truyền cây giống
– Trồng rừng – Bảo vệ rừng – Quản lý rừng – Bảo tồn động vật hoang dã – Bảo tồn tài nguyên đất – Trồng cây và sử dụng thuốc – Rừng ven biển và môi trường |
Địa lý | – Địa lý tự nhiên |
Chăn nuôi | – Di truyền học động vật và chăn nuôi
– Dinh dưỡng động vật và khoa học thức ăn |
Khoa học thú y | – Khoa học thú y
– Dự phòng thú y – Y học lâm sàng thú y |
Chăn nuôi | Kinh tế chăn nuôi |
Sinh vật học | – Thực vật học
– Động vật học – Sinh lý học – Thủy sinh sinh vật học – Vi sinh vật học – Sinh học thần kinh – Di truyền học – Sinh vật tế bào – Hóa sinh và sinh học phân tử – Sinh lý học |
Lâm học | Cây cảnh và trồng trọt |
Tài nguyên nông học và môi trường | – Khoa học đất
– Dinh dưỡng học |
Khoa học kỹ thuật môi truòng | – Khoa học môi trường
– Kỹ thuật môi trường |
Khoa học kỹ thuật thực phẩm | – Khoa học thực phẩm
– Ngũ cốc, dầu thực vật và kỹ thuật protein – Sản phẩm chế biến từ nông nghiệp – Sản phẩm từ thủy sản |
Dược học | Dược học sinh vật |
Kỹ thuật lâm nghiệp | – Khoa học kỹ thuật gỗ
– Kỹ thuật chế biến hóa chất rừng – Chất lượng vật liệu |
Ứng dụng kinh tế học | – Thống kê |
Kỹ thuật cơ khí | – Chế tạo cơ khí và tự động hóa
– Kỹ thuật điện tử cơ khí – Thiết kế cơ khí – Kỹ thuật ô tô |
Kỹ thuật nông nghiệp | – Nông nghiệp cơ khí hóa
– Kỹ thuật đất nông nghiệp – Môi trường sinh vật nông nghiệp – Nông nghiệp điện khí hóa và tự động hóa |
Kỹ thuật giao thông vận tải | – Kỹ thuật đường bộ và đường sắt
– Kỹ thuật tin tức giao thông và kiểm soát – Quản lý giao thông vận tải – Cơ khí xe |
Quản lý kinh tế nông lâm | – Quản lý kinh tế nông lâm
– Quản lý kinh tế lâm nghiệp – Quản lý nông thôn – Kinh doanh và quản lý nông nghiệp |
Ứng dụng kinh tế học | – Kinh tế học quốc dân
– Kinh tế khu vực – Tài chính học – Tiền tệ học – Kinh tế công nghiệp – Thương mại quốc tế – Kinh tế lao động – Kinh tế lượng – Kinh tế quốc phòng |
Kinh tế lý luận | Dân số, tài nguyên và kinh tế môi trường |
Quản lý công thương | – Kế toán
– Quản lý kinh doanh – Quản lý du lịch – Quản lý kinh tế kỹ thuật |
Quản lý công cộng | – Quản lý hành chính
– Y học xã hội và quản lý kinh tế – Quản lý kinh tế và giáo dục – An sinh xã hội – Quản lý nguồn đất |
Lý luận chủ nghĩa Mac – Lenin | – Các nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mac – Lenin
– Lịch sử chủ nghĩa Mac – Lenin – Nghiên cứu chủ nghĩa Mac – Lenin – Giáo dục tư tưởng chính trị |