Cuộc sống của sinh viên tại Fleming College

Cuộc sống của sinh viên tại Fleming College

FAQ

Tặng mấy bạn CES mới qua Peterborough, ON, CA

1. Đi lại và BUS:

– Các bạn down load apps HereWeGo về điện thoại và cả cái map offline của Ontario nha. Dùng dễ lắm, ko cần internet cũng được, bảo đảm đi ko bị lạc.

– Về BUS:

  • Ở Peterborough, hệ thống Peterborough transit có 12 tuyến từ thứ Hai đến CN, cứ 40’ có 1 lần. Riêng tuyết số 2, 7, 8, 10 vào ngày thường từ 7am-9am và 2:20pm-6:20pm cứ 20’ có 1 lần.
  • Có tuyến số 14 là Fleming Expess, cứ 30’ có một lần đi thẳng từ Bus Terminal tới trường mình luôn.
  • Có bản đồ bus người ta để free trong bus terminal các bạn cứ vào xin. Trong trường thì vào văn phòng Student Services lấy, nhiều lắm. Tham khảo nè.

http://www.peterborough.ca/Living/City_Services/Transportation/Transit/Bus_Routes___Schedules.htm

  • Tiền đi BUS một lần là 2.5$, ai muốn đi transfer thì 3$, chú tài xế sẽ đưa cho một cái phiếu để lần lên bus sau không phài trả tiền nữa. Transfer nghĩa là xuống bus ở trạm đó rồi đi làm gì đó, khoảng 1h sau quay lại đúng trạm đó đón chuyến bus đi tiếp.
  • Mua bus pass 10 chuyến thì chỉ có 22$, còn mua vé tháng thì 60$/ Tháng. Còn nhiều nữa, tham khảo link phía dưới nè.

http://www.peterborough.ca/Living/City_Services/Transportation/Transit/Fares.htm

  • Tuy nhiên, các bạn làm thẻ sinh viên xong là được dán tem xe buýt lên rồi, khi đi chỉ cần đưa thẻ sinh viên là FREEEE nha.

2. Tài khoản ngân hàng

Mở tài khoản ngân hàng ở đây phải đặt hẹn trước nên các bạn nhớ gọi điện thoại trước nhé.

Ở Peterborough có 3 cái Scotiabank:

  • Scotiabank: 111 Hunter St W (705) 748-2886 (recommended nha, vì nhiều nhân viên hơn, dễ lấy hẹn)
  • Scotiabank: 780 Clonsilla Ave (705) 748-5681
  • Scotiabank: EB Games, 1154 Chemong Rd #42 (705) 749-0744 (xa town, mình cũng chưa đi cái này bao giờ)

—- Nhân viên Scotiabank làm việc với sinh viên quốc tế nhiều nên họ rất kiên nhẫn, cái nào ko biết ko hiểu, các bạn cứ hỏi lại —-

Các bạn đều đã có 10,000 CAD trong tài khoản rồi, người ta gọi đó là GIC  (Guaranteed Investment Certificate). Các bạn ra mở tài khoản ngân hàng thì họ sẽ mở cho mình tài khoản Student Checking account và Savings Account. Checking là để mình để tiền vào đó và dung, còn Savings thì là giống như tủ tiết kiệm, tiền để vào đó thì đừng xài, nếu trong Checking hết tiền mà muốn xài thì chuyển từ Savings qua Checking rồi dùng. Lý do là nếu xài trong Savings nó sẽ phạt mình extra 5$ (kiểu như là đã bảo là tiền để dành rồi mà còn xài lậm vào đó, cũng có một số người không dùng Savings, đơn giản là vì … không thích để dành tiền 😀 )

  • Ngay từ đầu, Bank sẽ chuyển cho mình 2000$ vào tài khoản Checking, còn 8000$ còn lại thì chia ra làm 12 tháng trả dần (khoảng 670$/tháng).
  • Họ sẽ làm cho mình thẻ Debit để dung ngay luôn, ai có đem theo tiền mặt thì sau khi có thẻ Debit và hoàn tất giấy tờ có thể đem tiền deposit vào tài khoản luôn.

Mình cũng có lúc cần dùng Credit card cho một số hoạt động mua sắm online và chứng minh tài chính nên các bạn cũng yêu cầu họ làm Credit card cho mình nha. Vì là sinh viên, nên bị hạn mức số tiền dung trong là 500$ hoặc 1000$ nha.

Tham khảo link này để biết lý do tại sao dùng credit card.   

  http://www.investopedia.com/articles/pf/10/credit-card-debit-card.asp

Các bạn nhớ nhờ BANK hướng dẫn cách dùng online banking, tiện lắm! down apps về thích chuyển khoản hay deposit cheque gì cũng nhanh. Có banking online rồi thì cũng lên nghịch nát đi ha, cài đặt SMS alert, cài đặt e-transfer để chuyển tiền hay xem sao kê tài khoản hoặc in mẫu Void Check – Payroll để đi làm người ta trả tiền cho mình.

Mình đi làm bank account 3 lần rồi, có người thì người ta tự chỉ, có người thì kệ cho mình về tự mò, nên chắc ăn thì cứ hỏi đi nhe. Còn không thì cứ mò trước, khi nào đụng chuyện hỏi sau.

3. SIM card

Có nhiều mobile network như Freedom (còn gọi là Wind), Virgin, Bell, Koodo, TELUS, Fido,…) Mình chỉ tìm hiểu có 2 nhà mạng thôi. Freedom rẻ nhất, nhưng mạng chỉ mạnh trong town và big cities thôi nhé, ra ngoài nông thôn thì yếu hoặc ko có (bạn nào mà ko đi đâu thì xài cái này đi, rẻ 30$/tháng mà được unlimited mins, unlimited sms và 3Gb data). Virgin ko rẻ bằng như Freedom, nhưng sóng thì đi đâu cũng ok. (mình dung cái này gói 33.9$/tháng, tax included – 100mins, unlimited sms, 100Mb, vì mình ko cần nhiều phút gọi cũng như data, sms thì unlimited nên vậy là đủ rồi). Mấy mạng khác thì chắc cũng khoảng Virgin, vì thằng Freedom là rẻ nhất hội rồi. Tất cả các nhà mạng đều có trong Landowne Place Mall (hay còn gọi là SEARS), các bạn đi bus số 7 là đến nơi.

4. Thẻ sinh viên

Các bạn đến trường vào Registrar Office để register, đem theo đầy đủ passport và giấy tờ. Họ sẽ chụp hình và làm thẻ sinh viên cho mình, trên thẻ đó sẽ dán tem xe buýt luôn.

Nhớ giữ kĩ, thẻ sinh viên cũng giống như ID, mình dung để mượn sách thư viện, làm bài thi ở Testing Center, được giảm giá ở một số dịch vụ và mua sắm… Nếu mất, bạn sẽ tốn 10$ để làm lại và đóng thêm 50$ cho tem xe buýt.

5. My Campus

Là cái portal cho sinh viên xem lịch học, truy cập vào email, xem điểm, tin tức và nhiều dịch vụ ở trường. ID và password khi nào register xong thì người ta chỉ cho mình, thường thì nó là tên mình và số sinh viên.

Nhận được cái này rồi thì các bạn lên đọc và nghịch nát cái Campus đi, cái gì cũng vào xem qua một lần cho biết nhé.

6. Sách

Sách học mắc lắm, hơn chục triệu chứ chẳng chơi. Nếu các bạn có điều kiện thì mình ko nói nhé, cứ vào bookstore mua, sách mới sách cũ đầy đủ.

Mình kinh nghiệm là ko mua sách trước khi đi học. Mình tìm sách ebook học.

Còn không có ebook thì khi nào vào lớp mấy ngày orientation đầu tiên, sẽ hỏi thầy cô xem là có nhất thiết phải đem sách vào lớp ko hay sách là để tự học ở nhà. Nếu là để tự học thì mình ko mua, mình học sách ở thư viên, cái nào cần thiết thì chụp hình lại đem về nhà đọc. Có một số sách đi kèm với tài khoản học online thì mấy cái đó có tính điểm assignment nên mình phải mua…)

Học kì vừa rồi thì mình chỉ tốn khoảng 200$ sách thôi trong khi các bạn trong lớp mua tới 900$.

Các bạn mà có khóa Introductory Computing thì đừng có mua sách và phần mềm bản quyền chi cho tốn 100 mấy chục đô. Khóa học đó toàn là kiến thức tin học cấp 2 ở Việt Nam, phần mềm đó nó cho 2 tuần trial, đủ để mình xem qua một lần rồi đi làm 4 cái test luôn. Sau khi làm xong 4 tests thì nghỉ luôn J Quá sung sướng!

7. Health Services

Phòng y tế trường A2113 có nhiều thứ free (lotion, mask, condom, tampad…)

Mình được mua bảo hiểm Morcare. Khi nào nhận được email xác nhận từ trường thì các bạn lên www.morcare.ca để in thẻ bảo hiểm ra. Khi nào đi khám bác sĩ hay đi mua thuốc thì đưa ra – chụp hình lại lưu trong điện thoại cũng được.

Ở trường thường hay có bác sĩ trực vào thứ 2,3,4. Ai có vấn đề sức khỏe gì thì cứ vào khám, bảo hiểm lo mà, đâu có phải trả gì đâu. Thuốc bác sĩ kê toa thì cứ đem ra Shopper Drugmart hỏi coi bảo hiểm có cover ko, thường là nó cover  nhiều lắm. (điển hình hôm nọ bị hắt xì dị ứng đem cái toa ra trị giá hơn 100 đồng mà phải trả có 1.17$ he he J). Đi học 4 tháng rồi mình vào đấy mấy chục lần, mấy cô thuộc tên luôn =)))), mà không phải tại đau bệnh ko thôi, cũng tại mấy cái vaccination nữa.

Mấy bạn không học ESL mà vào học chuyên ngành luôn thì chú ý NARs (Non Academic Requirements) của từng khoa nhé. Như mình vì phải đi thực tập placement nên phải đủ các thể loại vaccine, cúm gà, sốt bại liệt, sởi, viêm gan B, kiểm tra lao phổi… Ai mà có sổ tiêm phòng hồi bé mà dịch đem sang thì tốt, đem tất tần tật vào văn phòng hỏi các cô xem mình cần thêm cái gì, còn ko có thì làm lại tất. (có cái bảo hiểm trả, có cái mình phải trả).

Ngoài ra còn phải học các khóa CPR (hô hấp nhân tạo), First Aid (Sơ cấp cứu tại chỗ), NVCI hay CPI (Giải quyết khủng hoảng và phòng chống bạo lực), …  học ở trường lấy phí sinh viên quốc tế mắc gấp đôi gấp ba nên mình tìm chỗ ngoài trường học.

Tham khảo nha:

8. Nhà ở

  • Thuê phòng riêng: 400$ – 600$/ tháng tùy phòng to, nhỏ, gần trường hay xa trường…
  • Share phòng với bạn khác: Hên thì các bạn được chủ nhà đồng ý cho share phòng thì giá phòng có thể giảm xuống từ 250$-350$/ người.

Bản thân mình thấy nếu giá cao hơn cái mức trên thì mình không thuê đâu.

  • Homestay: 600$-750$/tháng trở lên, tùy là họ nấu cho mình ăn hay mình tự nấu ăn. Mà thường ở đây người ta thích nấu cho mình ăn chứ ko cho mình nấu.

Mình thấy ở đây người ta có thành kiến với sinh viên lắm, người ta thường nghĩ là sinh viên không ngăn nắp và dơ dáy nữa. Bản thân mình nghĩ tụi mình đi du học, bắt đầu sống tự lập thì phải biết tự chăm sóc bản thân và lớn hơn từ trong cái nếp ăn nếp ở. Người ta nhìn vào mình thì nghĩ con người Việt Nam có trước có sau, thân thiện, siêng năng chăm chỉ, gọn gàng.

9. Ăn uống

Các bạn nên học biết những địa chỉ mua thực phẩm phổ biến ở đây, đi bus nào, xuống ở đâu như Superstore Real Canadian, No Frills, Freshco, Walmart, Sobeys, Foodland, Farmboy, Costco (cái này toàn bán giá sỉ, rẻ lắm nhưng phải có thẻ thành viên mới đi được)… Chỗ nào cũng nên đi một lần, học từ từ cho biết hết nha.

Ah, đi chợ đi về lấy tiền ra ngồi xem cho thuộc, nhất là tiền xu (penny nickel dime quarter loonie toonie, tự tìm hiểu đi nhé). Lưu ý thịt heo là luộc bỏ nước đầu rồi nấu nha, hôi lắm đó. Đồ ăn ở đây giá thịt thì cỡ Việt Nam, giá rau thì mắc hơn mấy lần. Mình thích trái cây vì nó rẻ và ngon. Lúc mới sang ko có việc gì hết thì đi chợ ấy, riết rồi sẽ thuộc nhiều hơn, học tên các loại trái cây, các loại rau củ, thích lắm!

  • Các bạn down app Flipp về dùng để xem các khuyến mãi của các store nha.

Mùa đông bên này lạnh và âm u, ko có nắng nhiều nên các bạn nhớ mua vitamin D mà uống để tăng sức đề kháng và chống trầm cảm, mua ở Shopper Drugmart là nhiều loại lắm và cũng hay có khuyến mãi. Mình uống 1000IU/ngày và được 2 tuần rồi và thấy có kết quả lắm. Bác sĩ nói uống 2000IU/ngày mà lười quá nên mần được có 1 viên ah.

Với lại khi trời tuyết thì đừng nhìn tuyết nhiều quá, vì có nhiều tia cực tím phản chiếu có hại cho mắt. Các bạn đeo kính mát để bảo vệ mắt khi ra đường nhé!

10. Việc làm thêm

Các bạn có work visa được đi làm part time 20h/tuần thì cần đăng kí Social Insurance Number (SIN) – đem đầy đủ Passport – Study Permit đến Peterborough Service Canada Centre – số 219 George Street nhé. (Monday to Friday from 8:30 am to 4:00 pm)

Ai học ESL thì không được làm số SIN nha, tại vì học ESL thì ko được có work permit. Mình đi làm vẫn phải đóng thuế nhưng mỗi năm khoảng tháng 3 là được lấy Taxback, người ta sẽ trả lại hết cho mình, tại thu nhập của mình ít hơn 11,000CAD (khoảng khoảng vậy chứ ko nhớ rõ con số). Còn việc tìm việc ở đâu thì cứ ráng tìm đi, rải CV và đi chỗ nào cũng hỏi tìm việc hết. (siêu thị, nhà hàng, quán café…). Có một số chỗ nó cho mình mẫu application để mình điền rồi đính kèm resume của mình mà nộp. Có một số chỗ thì nó kêu mình lên nộp online. Trời ko phụ lòng người, thế nào cũng tìm được. Lương cơ bản giờ là $11.45/h, tuần làm 15h thì cũng được hơn 600$/tháng, đủ tiền nhà tiền ăn. (Sống rồi ha!)

Nếu bạn phát hiện chúng tôi thu thêm bất kì chi phí nào không có trong hợp đồng, Ban Giám đốc công ty cam kết sẽ hoàn trả cho bạn gấp đôi số tiền đó!!!

Liên hệ tư vấn du học Tây Ban Nha

Tìm kiếm khóa học
Tác giả
Du học Vinahure

Câu hỏi thường gặp

Bình luận bài viết

NAME *
EMAIL *
Website

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

tikpornvideos.com madelyn marie gets some hard pounding sex. www.porncavehd.com
Photo landscape
ClosePhoto landscape
ClosePhoto portrait