Từ những buổi ra mắt sản phẩm mới náo nhiệt cho đến các buổi trình diễn thời trang hào nhoáng, quản lý sự kiện là một nghề thú vị với triển vọng thăng tiến vô cùng rộng mở. Lĩnh vực này được dự đoán sẽ đạt giá trị 1,5 nghìn tỷ USD vào năm 2028. Với mối quan hệ cộng sinh với ngành dịch vụ khách hàng (hospitality), bằng cấp về quản lý sự kiện sẽ là chìa khóa để bạn mở cửa bước vào thế giới độc đáo đầy tiềm năng này.
Hãy cùng Vinahure tìm hiểu thêm nhé!
- Quản lý sự kiện (Event Management) là gì?
Quản lý sự kiện chỉ là một phần nhỏ trong lĩnh vực dịch vụ khách hàng (hospitality) – một lĩnh vực xuất hiện ở gần như mọi ngành nghề của xã hội. Các nhà quản lý sự kiện lập kế hoạch và tổ chức một loạt các sự kiện, từ quảng bá sản phẩm và hội nghị kinh doanh cho đến các bữa tiệc, triển lãm và lễ hội. Họ chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ quy trình, từ lên kế hoạch, bố trí, đến điều hành và đánh giá.
Giống như những nghề nghiệp khác trong lĩnh vực dịch vụ, các vai trò trong các sự kiện cũng dựa trên việc mang lại những trải nghiệm tuyệt vời và đáng nhớ. Chính vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi những người có tham vọng kiến tạo sự nghiệp quản lý sự kiện đặc sắc đang sử dụng bằng cấp về hospitality như một con đường để tiến vào ngành công nghiệp sự kiện.
Mức lương của một nhà quản lý sự kiện có thể khác nhau tùy thuộc bằng cấp, kinh nghiệm làm việc và thành tích, cũng như vị thế của đơn vị tuyển dụng. Tại vương quốc Anh, một người quản lý sự kiện có kinh nghiệm có thể kiếm được khoảng 55.000-60.000 GBP một năm, theo trang web checkasalary.co.uk. Còn tại Hoa Kỳ, 20% nhà tổ chức sự kiện hàng đầu có thể kiếm được tới 97.000 USD, theo careerexplorer.com.
- Các công việc quản lý sự kiện điển hình
Các sự kiện trực tiếp có đủ hình dạng và quy mô, cũng như vai trò và trách nhiệm dành cho những người có kiến thức và kỹ năng phù hợp. Một số ví dụ bao gồm:
2.1 Thể thao quốc tế
Ví dụ như Thế vận hội Olympic, FIFA World Cup, Cricket World Cup. Thị trường thể thao toàn cầu dự kiến sẽ có giá trị hơn 500 tỷ USD vào cuối năm 2022. Mỗi trận đấu, mỗi cuộc đua, mỗi giải đấu đều là một nền kinh tế vi mô theo đúng nghĩa của nó, mang đến cơ hội tổ chức các hoạt động chiêu đãi của công ty, sự kiện của nhà tài trợ, trải nghiệm VIP và hơn thế nữa.
2.2 Sự kiện doanh nghiệp
Hội nghị, hội chợ thương mại, sự kiện truyền thông… thế giới sự kiện của các doanh nghiệp, công ty rất đa dạng. Kể từ khi Covid-19 xảy ra, thế giới cũng đã chứng kiến sự phát triển của các sự kiện kết hợp người tham gia trực tiếp và trực tuyến. Để lập kế hoạch và tổ chức các sự kiện doanh nghiệp đòi hỏi sự kết hợp nhiều kỹ năng cứng và mềm – những điều bạn sẽ học được thông qua chương trình hospitality, chuyên ngành đào tạo về sự kiện.
2.3 Sự kiện và trải nghiệm cao cấp
Những thế hệ người tiêu dùng xa xỉ mới ngày càng đánh giá cao trải nghiệm được thiết kế riêng hơn là các sản phẩm vật lý. Điều đó kéo theo nhu cầu đối với các chuyên gia quản lý sự kiện – những người hiểu rõ các yêu cầu đặc biệt của khách hàng thuộc phân khúc này, đặc biệt là dịch vụ hoàn hảo, được cá nhân hóa, đề cao tính độc đáo và riêng biệt.
2.4 Thời trang
Bạn có thể tổ chức tiệc ra mắt hoặc điều phối sàn diễn cho các thương hiệu cao cấp tại một số sự kiện hàng đầu thế giới ở London, New York, Paris và Milan. Để tham gia vào việc tổ chức các sự kiện liên quan đến thời trang, bạn phải có con mắt sáng tạo và khả năng gây sự chú ý, bên cạnh kiến thức vững chắc về quản lý sự kiện.
2.5 Giải trí
Việc tung hoành trên thảm đỏ tại các buổi ra mắt phim ở Hollywood hay Cannes sẽ không xảy ra nếu không có kỹ năng và kinh nghiệm của những người quản lý sự kiện. Điều này cũng đúng đối với các lễ hội âm nhạc, triển lãm nghệ thuật và buổi ra mắt sách.
- Bạn cần những kỹ năng gì để trở thành một nhà quản lý sự kiện?
Chuyên gia quản lý sự kiện cần phải là người có kỹ năng toàn diện. Chẳng hạn như thông hiểu các yêu cầu của đối tác/ khách hàng/ thương hiệu; đưa ra các ý tưởng sáng tạo; lập kế hoạch; quản lý khủng hoảng; sắp xếp và quản lý ngân sách; quản lý dự án; kỹ năng tổ chức và chú ý tiểu tiết; giao tiếp, đám phán, thương lượng; kỹ năng sắp xếp công việc, quản lý thời gian, làm việc tốt dưới áp lực; sales/marketing để quảng bá sự kiện và thu hút nhà tài trợ; và một vốn kiến thức thực tế khá lớn.
Mặc dù những kỹ năng này có thể được mài dũa trong công việc, nhưng để tạo cho bạn một khởi đầu thuận lợi lên nấc thang sự nghiệp, hãy tìm kiếm một khóa học mà kỹ năng mềm là một phần của chương trình giảng dạy và mang lại cơ hội để có được kinh nghiệm chuyên môn thực tiễn thông qua thực tập.
- Bằng cấp phù hợp cho sự nghiệp quản lý sự kiện
Có nhiều lựa chọn để theo đuổi bằng cấp quản lý sự kiện, nhưng mối quan hệ cộng sinh giữa hospitality và sự kiện lại cung cấp một nền tảng kỹ năng toàn diện hơn để bạn tạo dựng sự nghiệp trong lĩnh vực này. Bạn sẽ học được nghệ thuật quản lý sự kiện trên nền tảng của ngành dịch vụ khách hàng, do đó bạn sẽ hiểu được làm thế nào để đem đến trải nghiệm khác biệt và sự hài lòng cho các đối tác lẫn khách hàng.
Đây là những điều bạn nên tìm kiếm trong một bằng cấp quản lý sự kiện:
- Kinh nghiệm lãnh đạo doanh nghiệp: hãy tìm một chương trình dạy cho bạn những kiến thức cơ bản về kinh doanh như quản lý tài chính và doanh thu, khả năng lãnh đạo, bên cạnh đó là tiếp thị và tiếp thị số
- Kỹ năng mềm: chương trình nên cung cấp cho bạn khả năng quản lý và làm việc với một nhóm cũng như với khách hàng, giao tiếp, thông thạo các nền văn hóa
- Đội ngũ giảng viên có kinh nghiệm thực tế trong ngành: hãy đảm bảo rằng bạn được học hỏi từ những người đã từng làm việc trong ngành quản lý sự kiện và có thể chia sẻ kinh nghiệm thực tế của họ
- Học tập thực tế, thực hành: gồm các cơ hội thực tập, làm việc trong ngành dịch vụ để bạn có thể kiểm tra kỹ năng của mình trong môi trường thực tế và có thêm nhiều lựa chọn việc làm hơn khi tốt nghiệp
- Các mối liên hệ chặt chẽ trong ngành: một trường đại học có liên kết lâu dài với các nhà tuyển dụng tiềm năng sẽ mang đến cho bạn khởi đầu tốt nhất cho sự nghiệp của mình
Cơ hội trong quản lý sự kiện là vô cùng lớn, nhưng sự cạnh tranh cho những vai trò tốt nhất và thú vị nhất cũng vậy.
Hãy liên hệ Vinahure để được tư vấn và hỗ trợ về các chương trình du học Thụy Sĩ!
Về VINAHURE
Công ty tư vấn du học Vinahure được Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp giấy phép thành lập vào ngày 16 tháng 08 năm 2006. Từ đó đến nay, Vinahure không ngừng nỗ lực để mang lại cho các bạn học sinh những chương trình du học tốt nhất. Với phương châm làm việc “tận tâm – chuyên nghiệp”, Vinahure là lựa chọn của rất nhiều các bạn du học sinh Việt Nam. Hơn thế, sau khi hoàn thành hồ sơ cùng Vinahure các bạn cũng đã giới thiệu rất nhiều người quen, bạn bè cùng trải nghiệm dịch vụ của chúng tôi.
Ngoài ra Vinahure là một trong số ít những đơn vị tư vấn du học được cấp phép chính thức của Sở Giáo Dục và Đào Tạo Hà Nội từ năm 2007.
Không ngừng cải thiện, không ngừng phát triển mong muốn mang đến cho du học sinh những dịch vụ tốt nhất. Vinahure đã mở nhiều văn phòng trải dài từ Bắc vào Nam, bất kỳ khi nào bạn cần, vui lòng ghé qua văn phòng gần nhất của chúng tôi tại một trong những địa chỉ dưới đây:
➡️ Địa chỉ văn phòng Hà Nội : 176 đường Láng, phường Thịnh Quang, quận Đống Đa, Hà Nội
➡️ Địa chỉ văn phòng Hồ Chí Minh : Số 344 Nguyễn Trọng Tuyển, phường 2, quận Tân Bình, Tp. HCM
➡️ Địa chỉ văn phòng Đà Nẵng : Tòa PVcomBank, đường 30/4, phường Hòa Cường Bắc, quận Hải Châu, Tp. Đà Nẵng
Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ theo số
☎️ Hotline : HN: 024.328.28888 / 037.246.5555 để được Vinahure tư vấn và giải đáp cụ thể.