Sau đây là một số cấu trúc thường gặp trong tiếng Trung để các bạn tham khảo.
1. CẤU TRÚC câu có vị ngữ là danh từ: 名词谓语句
* Cấu trúc: «chủ ngữ+vị ngữ». Trong đó thành phần chủ yếu của vị ngữ có thể là: danh từ, kết cấu danh từ, số lượng từ. Vị ngữ này mô tả thời gian, thời tiết, tịch quán, tuổi tác, số lượng, giá cả, đặc tính, v.v… của chủ ngữ. Thí dụ:
今天 十月八号星期日。Hôm nay Chủ Nhật, ngày 8 tháng 10.
现在 几点?现在 十点五分。 Bây giờ mấy giờ? Bây giờ 10 giờ 5 phút.
你 哪儿人?我 河内人。Anh người địa phương nào? Tôi người Hà Nội.
他 多大?他 三十九岁。Ông ấy bao tuổi rồi? Ông ấy 39 tuổi.
这件 多少钱?这件 八十块钱。Cái này bao nhiêu tiền? Cái này 80 đồng.
* Mở rộng:
a/ Ta có thể chèn thêm trạng ngữ 状语:
她 今年 二十三岁了。Cô ấy năm nay đã 23 tuổi rồi.
今天 已经 九月二号了。Hôm nay đã 2 tháng 9 rồi.
b/ Ta thêm « 不是 » để tạo thể phủ định:
我 不是 河内人。我是西贡人。Tôi không phải người Hà Nội, mà là dân Saigon.
他今年二十三岁, 不是 二十九岁。Anh ấy năm nay 23 tuổi, không phải 39 tuổi.
2. CẤU TRÚC câu có vị ngữ là hình dung từ: 形容词谓语句
*Cấu trúc: «chủ ngữ+vị ngữ». Trong đó thành phần chủ yếu của vị ngữ là hình dung từ nhằm mô tả đặc tính, tính chất, trạng thái của chủ ngữ. Thí dụ:
这个教室 大。Phòng học này lớn.
你的中文书 多。Sách Trung văn của tôi (thì) nhiều.
*Mở rộng:
a/ Ta thêm « 很 » để nhấn mạnh:
我的学校 很大。Trường tôi rất lớn.
b/ Ta thêm « 不 » để phủ định:
我的学校 不 大。Trường tôi không lớn.
我的学校 不很大。Trường tôi không lớn lắm.
c/ Ta thêm « 吗 » ở cuối câu để tạo câu hỏi:
你的学校 大 吗?Trường anh có lớn không?
d/ Ta dùng «hình dung từ + 不 + hình dung từ» để tạo câu hỏi:
你的学校 大 不大?Trường anh có lớn không? (= 你的学校 大 吗?)
3. CẤU TRÚC câu có vị ngữ là động từ: 动词谓语句
*Cấu trúc: «chủ ngữ+vị ngữ». Trong đó thành phần chủ yếu của vị ngữ là động từ nhằm tường thuật động tác, hành vi, hoạt động tâm lý, sự phát triển biến hoá, v.v… của chủ ngữ. Thí dụ:
老师 说。Thầy giáo nói.
我们 听。Chúng tôi nghe.
我 学习。Tôi học.
*Mở rộng:
a/ Vị ngữ = động từ + tân ngữ trực tiếp:
我 看 报。Tôi xem báo.
他 锻炼 身体。Nó rèn luyện thân thể.
她 学习 中文。 Cô ấy học Trung văn.
b/ Vị ngữ = động từ + tân ngữ gián tiếp (người) + tân ngữ trực tiếp (sự vật):
Các động từ thường có hai tân ngữ là: 教, 送, 给, 告诉, 还, 递, 通知, 问, 借.
李老师 教 我 汉语。Thầy Lý dạy tôi Hán ngữ.
他 送 我 一本书。Anh ấy tặng tôi một quyển sách.
c/ Vị ngữ = động từ + (chủ ngữ* + vị ngữ*): Bản thân (chủ ngữ* + vị ngữ*) cũng là một câu, làm tân ngữ cho động từ ở trước nó. Động từ này thường là: 说, 想, 看见, 听见, 觉得, 知道, 希望, 相信, 反对, 说明, 表示, 建议. Thí dụ:
我 希望 他明天来。 Tôi mong (nó ngày mai đến).
我看见 他来了。 Tôi thấy (nó đã đến).
我 要说明 这个意见不对。Tôi muốn nói rằng (ý kiến này không đúng).
他 反对 我这样做。 Nó phản đối (tôi làm thế).
d/ Ta thêm « 不 » hoặc « 没 » hoặc « 没有 » trước động từ để phủ định:
* « 不 » phủ định hành vi, động tác, tình trạng. Thí dụ: 我 现在 只 学习 汉语, 不学习 其他外语。Tôi hiện chỉ học Hán ngữ thôi, chứ không học ngoại ngữ khác.
* « 没 » hoặc « 没有 » ý nói một hành vi hay động tác chưa phát sinh hay chưa hoàn thành. Thí dụ: 我 没 (没有)看见他。Tôi chưa gặp nó.
e/ Ta thêm « 吗 » vào câu phát biểu loại này để tạo thành câu hỏi; hoặc dùng cấu trúc tương đương «động từ +不 + động từ» hay «động từ + 没 + động từ»:
李老师 教 你 汉语 吗?Thầy Lý dạy anh Hán ngữ à?
李老师 教不教 你 汉语?Thầy Lý có dạy anh Hán ngữ không?
李老师 教没教 你 汉语?Thầy Lý có dạy anh Hán ngữ không?
4. CẤU TRÚC câu có vị ngữ là cụm chủ-vị : 主谓谓语句
*Cấu trúc: «chủ ngữ+vị ngữ». Trong đó vị ngữ là (chủ ngữ*+vị ngữ*). Thí dụ:
他身体很好。Nó sức khoẻ rất tốt.
我头痛。Tôi đầu đau (= tôi đau đầu).
Có thể phân tích cấu trúc này theo: «chủ ngữ + vị ngữ», trong đó chủ ngữ là một ngữ danh từ chứa « 的 »:
他的身体 很好。Sức khoẻ nó rất tốt.
我的头 痛。Đầu tôi đau.
5. CẤU TRÚCcâu có chữ 是: « 是 » 字句
*Cấu trúc: Loại câu này để phán đoán hay khẳng định:
这是书。Đây là sách.
我是越南人。Tôi là người Việt Nam.
他是我的朋友。Hắn là bạn tôi.
*Mở rộng:
a/ Chủ ngữ + « 是 » + (danh từ / đại từ nhân xưng / hình dung từ) + « 的 »:
这本书是李老师的。Sách này là của thầy Lý.
那个是我的。Cái kia là của tôi.
这本画报是新的。Tờ báo ảnh này mới.
b/ Dùng « 不 » để phủ định:
他不是李老师。他是王老师。 Ông ấy không phải thầy Lý, mà là thầy Vương.
c/ Dùng « 吗 » để tạo câu hỏi:
这本书是李老师的吗?Sách này có phải của thầy Lý không?
d/ Dùng « 是不是 » để tạo câu hỏi:
这本书是不是李老师的?Sách này có phải của thầy Lý không?
(= 这本书是李老师的吗?)