54 dân tộc sống trên đất Việt Nam chia theo ngôn ngữ thì có 8 nhóm.
Dân tộc đông nhất là dân tộc Kinh, chiếm 86,2% dân số. Các dân tộc thiểu số đông dân nhất: Tày, Thái, Mường, Khmer, Hoa, Nùng, H’Mông, người Dao, Gia Rai, Ê Đê, Chăm, Sán Dìu, Ra Glai. Đa số các dân tộc này sống ở miền núi và vùng sâu vùng xa ở miền Bắc, Tây Nguyên, miền trung và đồng bằng sông Cửu Long. Cuối cùng là các dân tộc Brâu, Ơ Đu và Rơ Măm chỉ có trên 300 người.
Phân bố chủ yếu
Người Kinh sống trên khắp các vùng lãnh thổ nhưng chủ yếu ở vùng đồng bằng, gần các con sông, và tại các khu đô thị.
Hầu hết các nhóm dân tộc thiểu số (trừ người Hoa, người Khmer, người Chăm) sống tại các vùng trung du và miền núi.
Người Mường sống chủ yếu trên các vùng đồi núi phía Tây đồng bằng sông Hồng, tập trung ở Hòa Bình và Thanh Hóa.
Người Thái(ณดถทสษไ định cư ở bờ phải sông Hồng (Sơn La, Lai Châu). Người Tày sống ở bờ trái sông Hồng (Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên), người Nùng sống ở Lạng Sơn,Cao Bằng.
Các nhóm dân tộc thiểu số khác không có các lãnh thổ riêng biệt; nhiều nhóm sống hòa trộn với nhau. Một số nhóm dân tộc này đã di cư tới miền Bắc và Bắc Trung bộ Việt Nam trong các thời gian khác nhau: người Thái đến Việt Nam trong khoảng từ thế kỉ 7 đến thế kỉ 13; người Hà Nhì, Lô Lô đến vào thế kỉ 10; người Dao vào thế kỷ 11; các dân tộc H’Mông, Cao Lan, Sán Chỉ, và Giáy di cư đến Việt Nam từ khoảng 300 năm trước.
Các nhóm dân tộc thiểu số ở trung du và miền núi phía Nam chủ yếu là các dân tộc bản địa và thường sống tại các lãnh thổ riêng. Các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Môn-Khmer, trong đó có Ba Na, Bru, và Vân Kiều, sống ở cánh Bắc Trường Sơn. Người M’Nông, Xtiêng, và Mạ sống ở đầu phía Nam của dãy Trường Sơn.
Các dân tộc thuộc nhóm Nam Đảo gồm Ê Đê, Chăm và Gia Rai, đến Việt Nam vào khoảng thế kỷ 2 trước Công nguyên. Trong các dân tộc này, người Chăm sinh sống ở đồng bằng ven biển miền Trung, các dân tộc khác sống rải rác dọc theo dãy Trường Sơn. Người Chăm cùng với người Kinh là những dân tộc có nền văn hóa phát triển nhất với nhiều công trình nghệ thuật, chùa, đình, đền, tháp… Ở Việt Nam là nơi rất nhiều dân tộc khác nhau, cách sống cũng rất khác nhau. Ở nhiều nơi trên dân tộc có rất nhiều đền thờ miếu,…
Tên 54 dân tộc theo tiếng trung
1 | Ê Đê | Āi de zú | 埃地族 |
2 | Ngái | ài zú | 艾族 |
3 | Ba Na | bā ná zú | 巴拿族 |
4 | Pà Thẻn | bā tiān zú | 巴天族 |
5 | Pu Péo | bù biāo zú | 布标族 |
6 | Brâu | bù lóu zú | 布娄族 |
7 | Bru – VânKiều | bù lǔ-yún qiáo zú | 布鲁-云乔族 |
8 | Bố Y | bùyī zú | 布依族 |
9 | Tà Ôi | dá wò zú | 达渥族 |
10 | Tày | dài yī zú | 岱依族 |
11 | Ơ Đu | é dōu zú | 俄都族 |
12 | Phù Lá | fū lā zú | 夫拉族 |
13 | Khơ Me | gāo mián zú | 高棉族 |
14 | Co | gē zú | 戈族 |
15 | Cơ Tu | gē dōu zú | 戈都族 |
16 | Cơ Ho | gé hè zú | 格贺族 |
17 | Cờ Lao | gēlǎo zú | 仡佬族 |
18 | Cống | gòng zú | 贡族 |
19 | Hà Nhì | hāní zú | 哈尼族 |
20 | H’Mông | hè měngzú (miáozú) | 赫蒙族(苗族) |
21 | Hrê | hè yé zú | 赫耶族 |
22 | Hoa | huá zú | 华族 |
23 | Gia Rai | jiā lái zú | 嘉莱族 |
24 | Kháng | kàng zú | 抗族 |
25 | Khơ Mú | kè mù zú | 克木族 |
26 | Ra Glai | lā gé lái zú | 拉格莱族 |
27 | La Ha | lā hā zú | 拉哈族 |
28 | La Hủ | lāhù zú | 拉祜族 |
29 | La Chí | lā jī zú | 拉基族 |
30 | Rơ Măm | lēi màn zú | 勒曼族 |
31 | Lào | lǎo zú | 佬族 |
32 | Lự | lú zú (dǎi lè) | 卢族(傣仂) |
33 | Lô Lô | luǒ luǒ zú (yízú) | 倮倮族(彝族) |
34 | Mạ | má zú | 麻族 |
35 | Mường | máng zú | 芒族 |
36 | Mảng | mǎng zú | 莽族 |
37 | M’Nông | mò nóng zú | 墨侬族 |
38 | Nùng | nóng zú | 侬族 |
39 | Giáy | rè yī zú | 热依族 |
40 | Sándìu | shān yóu zú | 山由族 |
41 | SánChay | shān zé zú | 山泽族 |
42 | Xơ-đăng | sè dāng zú | 色当族 |
43 | Xtiêng | sī dīng zú | 斯丁族 |
44 | Thái | tài zú | 泰族 |
45 | Thổ | tǔzú | 土族(与中国的土族无关) |
46 | Si La | xī lā zú | 西拉族 |
47 | Xinh Mun | xīn mén zú | 欣门族 |
48 | Dao | yáozú | 瑶族 |
49 | Giẻ Triêng | yè jiān zú | 叶坚族 |
50 | Việt(Kinh) | yuè zú (jīngzú) | 越族(京族) |
51 | Chăm | zhàn zú | 占族 |
52 | Chơ Ro | zhē luō zú | 遮罗族 |
53 | Chứt | zhé zú | 哲族 |
54 | Chu Ru | zhū lǔ zú | 朱鲁族 |