Dưới đây là danh sách các trường đại học tại tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc.
I.Đại học Tôn Trung Sơn, Quảng Châu – Quảng Đông – Trung Quốc
Nằm tại Tỉnh Quảng Đông, gần kề với Hongkong và Macao, Trường là một trong những trường thu hút nhiều học sinh Quốc tế nhất tại Trung Quốc. Trường được thành lập từ năm 1924. Tên ban đầu của trường là Đại học Quảng Đông, sau đó được đổi tên là Đại học Tôn Trung Sơn để tưởng nhớ Tổng thống của nước Cộng hoà Dân Quốc Tôn Trung Sơn.
Tới tháng 10 năm 2001, trường ĐH Sun Yat-sen và Đại học Y khoa Sun Yat-sen sát nhập thành một, lấy tên chung là ĐH Tôn Trung Sơn. ĐH Tôn Trung Sơn là một trường ĐH tổng hợp với rất nhiều khoa, được xếp hạng là một trong những trường ĐH hàng đầu tại Trung Hoa.
Các Ngành học của trường bao gồm: Khoa học tự nhiên, Khoa học Xã hội, Y khoa, Kỹ thuật và Khoa học Quản lý, với 21 khoa lớn, 80 chuyên ngành ở bậc Đại học. Ngoài ra còn có các chuyên ngành, đề tài dành riêng cho nghiên cứu Thạc Sỹ và Tiến Sỹ. Hiện nay, tổng số sinh viên của trường là 41.000, trong đó có tới 500 sinh viên Quốc tế.
Các khóa học của trường:
1. Học Ngôn ngữ Hán Ngữ Học phí: 2100USD
Phí đăng ký: 50USD
2. Học Đai học: Có tới 80 chuyên ngành dành cho Sinh viên Đại học (thời gian học là 4 năm).
Khoa Nhân văn: Văn học và ngôn ngữ Trung Quốc, Lịch sử, Triết học, Dân tộc học, Khảo cổ học
– Khoa Quản trị kinh doanh: Quản lý kinh doanh, Marketing, Kế toán, Quản lý du lịch (chuyên ngành hẹp: Quản lý khách sạn)
– Khoa Luật: Khoa học về luật
– Khoa Chính trị và hành chính công: Khoa học chính trị và hành chính công, Hành chính công, Quan hệ công chúng, Xã hội học
– Khoa Ngoại ngữ: Văn học và ngôn ngữ Anh, Nhật, Pháp, Đức
– Khoa Toán và khoa học về máy tính: Toán và ứng dụng toán, Thống kê, Khoa học về máy tính và thông tin
– Khoa học và kỹ thuật máy tính: Khoa học và kỹ thuật máy tính, Hệ thống thông tin và quản lý thông tin, Khoa học về thư viện, Khoa hoc và kỹ thuật điện tử và thông tin, Kỹ thuật viễn thông, Tự động hoá (Kiểm soát và ứng dụng).
– Khoa học về vật lý và kỹ thuật: Kỹ thuật lý thuyết và ứng dụng, Vật lý, Vật lỹ nguyên liệu.
– Khoa Hoá học và kỹ thuật về hoá học: Hoá học, Hoá ứng dụng, Hoá nguyên liệu
– Khoa học đời sống: Sinh học, Kỹ thuật sinh học, Y học
– Khoa học trái đất: Khoa học trái đất, thông tin trái đất, Kỹ thuật đất, đá và Đô thị.
– Khoa Địa lý và quy hoạch: Địa lý, Tài nguyên môi trường và quản lý, quy hoạch đô thị và nông thôn, Hệ thống tông tin địa lý, Quy hoạch đô thị.
– Khoa Môi trường: Khoa học về môi trường, Kỹ thuật môi trường, Khoa học về không khí.
– Y khoa
II. Đại học Nông nghiệp Hoa Nam
Đại học Nông nghiệp Hoa Nam thành lập năm 1909 trên cơ sở sáp nhập Học viện Nông học Đại học Trung Sơn với một số bộ môn của Học viện Nông học Lĩnh Nam . Trường nằm ở quận Thiên Hà thành phố Quảng Châu với diện tích 550 ha, trường có ruộng lúa nước, lúa hạn, đất đồng và vườn rừng, các điều kiện giảng dạy và nghiên cứu nông nghiệp rất ưu việt.
Kể từ ngày thành lập trường đến nay, sự nghiệp của trường không ngừng phát triển lớn mạnh, Đại học Nông nghiệp Hoa Nam hiện nay đã trở thành một trường đại học tổng hợp lấy giảng dạy và nghiên cứu khoa học làm chính, với đặc sắc là nông nghiệp và khoa học sự sống. Trường hiện có 85 chuyên ngành hệ chính quy, 76 cơ sở đào tạo nghiên cứu sinh thạc sĩ, 49 cơ sở đào tạo nghiên cứu sinh tiến sĩ, 9 trạm lưu động trên tiến sĩ; trường có 5 bộ môn trọng điểm cấp quốc gia, 5 bộ môn trọng điểm Bộ nông nghiệp, 17 bộ môn trọng điểm tỉnh Quảng Đông. Trường có 22 học viện cấp hai như Học viện Nông học, Học viện làm vườn, Học viện đất và môi trường, Học viện Bảo vệ thực vật, Học viện Thủy lợi, Học viện chăn nuôi và y thú, Học viện Thực phẩm, Học viện Khoa học công nghệ sinh học … Trường còn có 68 cơ quan nghiên cứu khoa học, đã hình thành hệ thống giảng dạy đa khoa, nhiều bậc, nhiều hình thức, trở thành cơ sở quan trọng đào tạo nhân tài và nghiên cứu khoa học công nghệ nông nghiệp Trung Quốc.
Trường có đội ngũ giáo viên hùng hậu, hiện có hơn 2900 giáo viên và cán bộ viên chức. Kể từ năm 1990 đến nay, đã có 442 giáo viên được hưởng trợ cấp đặc biệt của Quốc vụ viện. Trường hiện có 41 nghìn học sinh đang theo học tại trường. Trường trước sau như một lấy việc đào tạo và nâng cao chất lượng nhân tài đặt lên vị trí hàng đầu vị trí công tác, coi trọng nghiên cứu và cải cách giảng dạy, ra sức đào tạo tố chất tổng hợp và tinh thần sáng tạo của học sinh.
Kể từ năm 2001 đến nay, trường đảm nhiệm hơn 1600 dự án nghiên cứu khoa học, có 70% thành quả nghiên cứu khoa học được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp, thu được hiệu quả kinh tế hơn 40 tỷ Nhân dân tệ.
Đại học Nông nghiệp Hoa Nam không ngừng tăng cường giao lưu và hợp tác quốc tế, hiện đã xây dựng quan hệ hợp tác với 27 trường đại học của 13 nước. Đại học Nông nghiệp Hoa Nam còn tiếp nhận lưu học sinh nước ngoài, hiện có lưu học sinh của 26 nước đang theo học tại trường.
III. Đại học Sư phạm Bách khoa Quảng Đông
Đại học Sư phạm Bách khoa Quảng Đông (GPNU) được thành lập năm 1957 tại quận Tianhe – một trong những khu vực đẹp nhất của thành phố Quảng Châu, miền Nam Trung Quốc, trường Đại học Sư phạm Bách khoa Quảng Đông không chỉ được ưu đãi về phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp mà còn rất thuận lợi về giao thông đi lại
Trường có 10 khoa: Khoa học vi tính, Điện tử và Kỹ thuật thông tin, Khoa học hành chính, Ngôn ngữ và văn hóa Trung Quốc, Ngôn ngữ và văn học nước ngoài, Tài chính và Kinh tế, Thiết kế trang trí và Mỹ thuật công nghiệp, Công nghệ giáo dục, Tự động và cơ khí.
Mười khoa trên được chia thành 40 chuyên ngành. Bên cạnh đó trường có thêm 3 trường: Trường dạy tiếng Anh, Khoa học xã hội và Rèn luyện thể chất. Trường cũng có 7 viện nghiên cứu: Viện nghiên cứu dân tộc, Viện nghiên cứu giáo dục bậc cao, Viện nghiên cứu giáo dục dạy nghề, Viện quản lý nguồn nhân lực, Khoa học lãnh đạo, các trung tâm nghiên cứu về văn hóa dân tộc miền nam, quản lý tín chỉ quốc tế và trung tâm tư vấn đầu tư, quản lý tài chính. Trường có một trung tâm vi tính, một trung tâm nghe nhìn, một trung tâm điều hành mạng và hàng loạt các phòng thí nghiệm được trang bị hiện đại.
Đội ngũ giảng viên của trường bao gồm 520 người trong đó có 260 giáo viên, 110 giáo sư, phó giáo sư và các chuyên gia cao cấp, 110 giảng viên và kỹ sư bậc trung. Bên cạnh đó, trường có 53 giáo sư và kỹ sư cộng tác. Trường đã đạt được những thành tựu to lớn trong nghiên cứu khoa học trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt trong lý thuyết bản đồ và kết hợp, cảm ứng sợi quang, công nghệ truyền thông, văn học Trung Quốc cổ, văn học Trung Quốc hiện đại và dân tộc học.
Ngoài ra, trường đại học Sư phạm Bách khoa Quảng Đông cũng rất năng động trong việc trao đổi hàn lâm và hợp tác giáo dục với nhiều trường đại học nổi tiếng nước ngoài như: Mỹ, Anh, Canada, Nhật Bản, Hồng Kông và nhiều nước khác trong khu vực. Được sự thông qua của Sở giáo dục tỉnh Quảng Đông, trường đã bắt đầu tuyển sinh viên nước ngoài từ năm 2000. Năm 2003 trường đã liên kết với trường cao đẳng INTI của Malaysia tuyển sinh viên nước ngoài du học tại đây
IV. Đại học Y học Cổ truyền Quảng Châu
Trường Đại học Y học Cổ truyền Quảng Châu Trung Quốc (TCM) được thành lập năm 1956, là một trong những trường y học cổ truyền lâu năm nhất Trung Quốc. Là một trong những trường trọng điểm, trường do Cơ quan chủ quản quốc gia về y học cổ truyền Trung Quốc quản lý và hiện nay do Cơ quan chủ quản quốc gia chính quyền tỉnh Quảng Đông đồng quản lý.
Nằm dưới chân núi Bạch Vân, trường códiện tích 400.000 m2 với giá trị cơ sở vật chất lên tới 108 triệu Nhân dân tệ. Đại học y học cổ truyền Quảng Châu gồm có Trường Y 1, Trường Y 2, Trường Y Khoa Cơ Bản, Trường Khoa Học Dược Phẩm, Trường Giáo Dục Quốc Tế, Trường Giáo Dục Kế Tiếp, Trường Châm Cứu và Bấm Huyệt, Trường Quản Lý, Khoa Điều Dưỡng, Khoa Khoa Học Xã Hội, 13 Viện nghiên cứu và 6 Bệnh viện trực thuộc.
Đây là một trong các cơ sở đào tạo bậc đại học đầu tiên được cấp phép đào tạo lấy bằng Thạc Sĩ và Tiến Sĩ Y khoa ở Trung Hoa. Đây là một trong các trường đào tạo y học tốt nhất Trung Hoa với đội ngũ giảng viên chuyên môn cao, trang thiết bị đào tạo phong phú, ngành nghề đào tạo đa dạng
NGÀNH ĐÀO TẠO | THỜI GIAN HỌC | CHƯƠNG TRÌNH | BẰNG CẤP |
Y học cổ truyền | 5 | Đại học | Cử nhân y |
Y học cổ truyền | 3 | Đại học, chương trình dành cho các cử nhân | Cử nhân y |
Châm cứu, bấm huyệt, mát – xa | 5 | Đại học | Cử nhân y |
Bí quyết công nghệ dược phẩm | 4 | Đại học | Cử nhân y |
Dược học Trung Quốc | 4 | Đại học | Cử nhân y |
Khoa học điều dưỡng | 4 | Đại học | Cử nhân y |
Quản lý các vấn đề xã hội | 4 | Đại học | Cử nhân y |
GIẤY TỜ CẦN NỘP
Chương trình Đại Học:
1. Tối thiểu tốt nghiệp trung học phổ thông.
Nộp bằng Tốt nghiệp THPT và học bạ.
2. Chấp hành nội qui, qui định của trường
3. Giấy khám sức khoẻ
4. 10 ảnh 4×6 cm
5. Bản sao hộ chiếu, chứng minh thư nhân dân
6. Chứng nhận không vi phạm pháp luật
7. Nộp phí đăng ký: 50 USD (không hoàn lại)
8. Với sinh viên du học: Trình độ nghe, nói, đọc, viết Tiếng Trung, Chứng chỉ HSK cấp độ 6.
Chương trình đào tạo nâng cao:
1.Tối thiểu tốt nghiệp Cao đẳng hoặc Đại học.
Nộp bằng tốt nghiệp Cao đẳng/Đại học và bảng điểm
2.Bác sĩ làm việc tại phòng khám bệnh viện nhà nước phải có chứng nhận làm việc ít nhất một năm, các bác sĩ làm việc tại các cơ sở y tế khác phải có chứng nhận ít nhất 3 năm.
3.Các yêu cầu khác giống như yêu cầu (2), (3), (4), (5), (6), (7), (8) của chương trình Đại học
Chương trình đào tạo sau đại học:
1. Chương trình Thạc Sĩ:
– Tối thiểu có bằng Cử nhân y hoặc các lĩnh vực tương đương. Nộp bằng cấp, chứng chỉ và bảng điểm
2. Chương trình Tiến Sĩ:
– Tối thiểu có bằng Thạc sĩ Y hoặc các lĩnh vực tương đương. Nộp bảng điểm Đại học và có thư giới thiệu của 2 giáo sư hoặc phó giáo sư.
3. Đỗ kỳ thi đầu vào
4. Các yêu cầu khác giống như yêu cầu (2), (3), (4), (5), (6), (7), (8) của chương trình đại học.
V. Đại học sư phạm Hoa Nam
Đại học sư phạm Hoa Nam thành lập vào năm 1933, là trường đại học trọng điểm của tỉnh Quảng Đông, năm 1996 được đưa vào danh sách các trường đại học được xây dựng trọng điểm của “công trình 211” quốc gia. Trường hiện có ba khu với diện tích 200 ha.
Trường có 24 học viện, trong đó có Học viện nhân văn, Học viện khoa học giáo dục, Học viện quản lý công cộng, Học viện giáo dục mẫu giáo và giáo dục đặc biệt, Học viện ngoại ngữ, Học viện quản trị kinh doanh, Học viện bất động sản phương đông, Học viện chính pháp, Học viện Hán ngữ đối ngoại, Học viện truyền thông, Học viện nghệ thuật, Học viện thiết kế, Học viện thể thao và sức khoẻ, Học viện khoa học công nghệ, Học viện khoa học tài nguyên và môi trường, Học viện khoa học sự sống, Học viện phần mềm, v.v. gồm 67 chuyên ngành hệ chính quy.
Đại học sư phạm Hoa Nam có 8 trạm lưu động trên tiến sĩ, 5 cơ sở đào tạo nghiên cứu sinh tiến sĩ bộ môn cấp một, 55 cơ sở đào tạo nghiên cứu sinh tiến sĩ bộ môn cấp hai; có 6 cơ sở đào tạo nghiên cứu sinh thạc sĩ bộ môn cấp một, 123 cơ sở đào tạo nghiên cứu sinh thạc sĩ bộ môn cấp hai, 4 cơ sở đào tạo nghiên cứu sinh thạc sĩ chuyên ngành; có 4 bộ môn trọng điểm quốc gia, 18 bộ môn trọng điểm tỉnh Quảng Đông, 6 cơ sở nghiên cứu trọng điểm khoa học xã hội nhân văn Bộ Giáo dục, hơn 140 viện nghiên cứu và một loạt trung tâm nghiên cứu, thí nghiệm, tính toán thử nghiệm xuyên bộ môn
VI. Trường ĐH Ngoại ngữ Ngoại thương Quảng Đông
Trường Đại học Ngoại ngữ Ngoại thương Quảng Đông là một trường đại học hướng ngoại trọng điểm của tỉnh Quảng Đông Trung Quốc, được thành lập trên cơ sở sát nhập Học viện Ngoại ngữ Quảng Châu và Học viện Ngoại thương Quảng Châu, đã có lịch sử hơn 40 năm, là một trường Đại học chuyên ngành ngoại ngữ ngoại thương khá nổi tiếng và có tầm ảnh hưởng rộng rãi trên thế giới.Trường có ba khu, với diện tích gấn 145 héc-ta, hiện có hơn 26.000 sinh viên đang theo học tại trường.
Trường Đại học Ngoại ngữ Ngoại thương Quảng Đông kết hợp giảng dạy và nghiên cứu, có thế mạnh về các ngành học ngoại ngữ, kinh tế đối ngoại và quản trị. Trường nổi bật về ngoại ngữ với 12 chuyên ngành ngoại ngữ là tiếng Anh, Nhật, Triều Tiên, In-đô-nê-xi-a, Ma- lai- xi- a, Việt Nam, Thái Lan, Nga, Đức, Pháp, Tây Ban Nha, Ý và Ả Rập
Trường có các chuyên ngành trứ danh như Thương mại quốc tế, Quản trị công thương, Tài chính quốc tế, Kế toán, Quản trị lưu thông hàng hóa, Kinh tế triển lãm, Thương vụ quốc tế v.v. Trường mở các lớp đào tạo chuyên ngành Thương mại quốc tế, Tài chính quốc tế, Thương vụ quốc tế, Tiếp thị, Truyền thông báo chí v.v Các môn học chính được giảng dạy bằng tiếng Anh
VII. Đại học Khoa học- Công nghệ Hoa Nam
Đại học Khoa học-Công nghệ Hoa Nam nguyên có tên là Học viện Công nghệ Hoa Nam, thành lập vào năm 1952. Hiện là trường đại học trọng điểm toàn quốc trực thuộc Bộ Giáo dục. Năm 1995, trường bước vào hàng ngũ trừơng đại học được xây dựng trọng điểm trong thế kỷ 21 của Nhà nước (“Chương trình 211”); năm 2001. trường bước vào hàng ngũ xây dựng trường đại học trình độ cao Nhà nước (“Chương trình 985”).
Trường có diện tích 294 ha, tài sản cố định trị giá 4,5 tỷ nhân dân tệ, trong đó các thiết bị giảng dạy và nghiên cứu khoa học trị giá 960 triệu nhân dân tệ. Diện tích kiến trúc của trường là 1,81 triệu mét vuông. Thư viện trường lữu trữ 4 triệu 910 nghìn đầu sách với diện tích 66 nghìn mét vuông, đã bước đầu xây dựng thành thư viện kỹ thuật số.
Qua hơn 50 năm xây dựng và phát triển, Đại học Khoa học-Công nghệ Hoa Nam đã trở thành một trường đại học tổng hợp với đặc sắc là khoa học và công nghệ. Trường hiện có 23 học viện, 1 học viện độc lập (Học viện Ô-tô Quảng Châu); 15 trạm lưu động nghiên cứu khoa học sau tiến sĩ; 72 cơ sở đào tạo nghiên cứu sinh tiến sĩ; 175 cơ sở đào tạo nghiên cứu sinh thạc sĩ; 72 chuyên ngành hệ chính quy.
Trường có một loạt cơ quan nghiên cứu khoa học và cơ sở phát triển công nghệ với thực lực khá mạnh, trong đó gồm 2 phòng thí nghiệm trọng điểm cấp Quốc gia, 2 trung tâm nghiên cứu công nghệ Quốc gia, 4 phòng thí nghiệm trọng điểm Bộ Giáo dục, 3 trung trâm nghiên cứu công nghệ Bộ Giáo dục, 6 phòng thí nghiệm trọng điểm tỉnh Quảng Đông, trên cơ sở này đã hình thành nhiều cơ sở nghiên cứu khoa học trọng điểm, đảm nhiệm một loạt đề tài nghiên cứu khoa học trọng điểm cấp Quốc gia, tỉnh và thành phố. Trường kiên trì nghiên cứu khoa học hướng về thị trường, chuyển hoá thành quả nghiên cứu khoa học đi vào thị trường, số lượng đăng ký bằng độc quyền sáng chế của trường liên tục nhiều năm đứng hàng đầu các trường đại học toàn quốc, kinh phí nghiên cứu khoa học năm 2007 lên tới 444 triệu nhân dân tệ.
VIII. Đại học Thâm Quyến
Đại học Thâm Quyến là trường đại học tổng hợp được Quốc vụ viện phê chuẩn thành lập. Trường thành lập năm 1983, và tuyển sinh ngay trong năm thành lập, được đồng chí Đặng Tiểu Bình gọi là “Tốc độ Thâm Quyến”. Trường có diện tích 140 ha. Vì trong trường trồng nhiều cây vải thiều, vì vậy trường lại có tên là “Vườn vải”. Phong cảnh nhà trường đẹp cực kỳ, có tiếng là một trong mười nhà trường đẹp nhất Trung Quốc.
Bộ Giáo dục rất coi trọng việc thành lập của đại học đặc khu, cử nguyên Phó giám đốc Trường Đại học Thanh Hoa, viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc và Viện Công nghệ Quốc gia Trung Quốc Trương Duy làm hiệu trưởng nhiệm kỳ đầu tiên, và từ các trường đại học nổi tiếng trong nước như Đại học Bắc Kinh, Đại học Thanh Hoa, v.v điều một loạt giáo viên nổi tiếng làm cốt cán.
Trong 26 năm qua, Đại học Thâm Quyến đã phát triển nhanh chóng đi đôi với Đặc khu Thâm Quyến. Năm 1995, trường đạt yêu cầu giảng dạy chính quy của Ủy ban giáo dục Nhà nước. Năm 1996, Ủy ban bằng cấp Quốc vụ viện cho phép trường đào tạo nghiên cứu sinh thạc sĩ, và năm 2006 cho phép trường đào tạo nghiên cứu sinh tiến sĩ. Từ đó đã hình thành hệ thống đào tạo nhân tài từ cử nhân, thạc sĩ đến tiến sĩ.
Trường có 23 học viện, trong đó gồm Học viện Truyền thông, Học viện Kinh tế, Học viện Quản lý, Học viện Khoa học vật lý, Học viện Vật liệu, Học viện Công nghệ thông tin, Học viện phần mềm, Học viện Xây dựng công trình, Học viện Công nghệ điện cơ và điều khiển, Học viện Khoa học sự sống … Có 52 chuyên ngành hệ đại học; 66 cơ sở đào tạo nghiên cứu sinh thạc sĩ; 3 cơ sở đào tạo nghiên cứu sinh tiến sĩ.
Trường có 1221 giáo viên, trong đó 464 giáo viên có bằng tiến sĩ. Hiện nay, Đại học Thâm Quyến có 38.000 học sinh đang theo học tại trường, trong đó có 19.000 sinh viên hệ chính quy, 609 lưu học sinh nước ngoài.
IX. Đại học Nam Trung Quốc, Quảng Châu
Là một trong số các trường ĐH chủ chốt của Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của Bộ Giáo Dục Trung Quốc được thành lập từ 1952. Trường nằm ở tỉnh Quảng Châu, một tỉnh phía Nam của Trung Quốc với diện tích 200 hecta.
Kể từ khi thành lập, trường luôn đặt nhiệm vụ giảng dạy và nghiên cứu là hai nhiệm vụ trọng tâm. Trường đã phát triển thành một trường đại học lớn ở khu vực Nam Trung Quốc với các chuyên ngành tổng hợp bao gồm khoa học, xây dựng, kinh doanh, nghệ thuật tự do và luật. Vào tháng 6 năm 1995, trường được xếp vào một trong số những trường ĐH sẽ được nhà nước tập trung đầu tư trong thế kỉ 21. Tháng 11/1999, trường trở thành một trong số 15 trường ĐH của trung Quốc điều hành trung tâm khoa học đại học quốc gia với sự phê chuẩn của Bộ giáo dục Trung Quốc.
Trong suốt những năm phát triển, nhà trường nổi lên có thế mạnh trong việc đào tạo 4 ngành cơ bản của quốc gia: Hệ thống viễn thông và điện tử, cơ khí xây dựng, xây dựng ngành sản xuất đường, xây dựng ngành sản xuất giấy.
Tổng số sinh viên hiện có của trường là 19000 người, trong đó có hơn 10500 sinh viên chưa tốt nghiệp, 2500 sinh viên đã tốt nghiệp, 900 sinh viên học nghề và gàn 5000 sinh viên theo học chương trình đào tạo thường xuyên. Nhà trường cũng thu hút rất nhiều sinh viên quốc tế từ 20 nước đến học tập trong các ngành như xây dựng, kĩ thuật, quản lí kinh doanh, ngôn ngữ và văn hoá Trung Quốc.
Kể từ khi thành lập, trường đã và đang tích cực tham gia vào chương trình hợp tác và trao đổi quốc tế, thúc đẩy việc hợp tác dài hạn với hơn 50 trường ĐH nước ngoài.
X. Đại học Ngũ Ấp, Giang Môn, Quảng Đông
Trường ĐH Ngũ Ấp nằm ở thành phố Giang Môn tỉnh Quảng Đông, là nơi tập trung khá đông sinh viên quốc tế. Là một trường ĐH Tổng hợp với khuôn viên rộng tới 66 hecta với tổng diện tích mặt bằng là 280000 m2. Hiện nay, trường có 4 cơ sở trong đó có 13 khoa với 33 lĩnh vực riêng biệt và 6 chương trình đào tạo sau đại học với đội ngũ giáo viên gồm hơn 600 người trong đó 300 người là giáo sư và phó giáo sư. Số sinh viên hệ chính quy là 7000 người và số sinh viên theo học cao hơn là 3000 người.
ĐH Ngũ Ấp được phép của Bộ giáo dục Trung Quốc trong việc tuyển sinh sinh viên quốc tế. Tất cả các khoa của trường ĐH này có các khóa học cho các sinh viên đã đỗ bài kiểm tra chứng chỉ tiếng Hán. Các sinh viên được chấp nhận sẽ được xếp lớp phù hợp căn cứ vào trình độ.
Trường ĐH này có chương trình tiếng Trung và văn hoá Trung Quốc dài hạn kéo dài từ 6 tháng tới 2 năm. Trường có các khoá học ngắn hạn đặc biệt đáp ứng nhu cầu của những người muốn học tiếng Trung và có sự quan tâm đặc biệt tới tiếng Trung và văn hoá Trung Quốc.