Kinh nghiệm vàng của cựu du học sinh tại Úc

Kinh nghiệm du học Úc

Úc là điểm đến luôn được các học sinh, sinh viên Việt Nam ưu thích khi có mục tiêu đi du học nước ngoài.

Sự tương đồng về khí hậu, sự phát triển nền giáo dục, cũng như sự đa dạng về văn hóa là điều kiện lý tưởng để các du học sinh có thể dễ dàng hòa nhập.Tuy nhiên lần đầu tiên phải tự mình học tập, làm việc, sinh hoạt xa nhà các bạn phải đối mặt rất nhiều khó khăn trong cuộc sống cũng như trong quá trình học tập của bản thân.

Chính những kinh nghiệm quý báu của cựu du học sinh tại Úc sẽ giúp cho các học sinh, sinh viên Việt Nam có những kinh nghiệm, cái nhìn thực tế hơn để chuẩn bị cho mục tiêu du học tại Úc của mình.

Ngoại ngữ :

Để có thể tiếp thu kiến thức các bạn phải có vốn tiếng Anh thật tốt. Và điều này sẽ giúp cho các bạn rất nhiều trong việc hòa nhập với môi trường sinh họat và học tập hoàn toàn mới mẻ này.

Tiếng Anh có thể nói là một trở ngại lớn nhất đối với các du học sinh Việt Nam chúng ta. Hiểu được điều này một số bạn cũng chuẩn bị cho mình vốn tiếng Anh trước khi sang Úc, tuy nhiên các bạn sẽ cảm thấy dễ bị sốc vì những gì người dân bản địa nơi đây nói. Bởi lẽ chúng ta học Anh văn chỉ mang tính học thuật nhiều hơn là giao tiếp hàng ngày cho nên khi người dân bản địa nói nhanh, dùng nhiều từ ngữ lạ và rất phong phú không giống như những gì chúng ta đã học chúng ta sẽ không hiểu.

Do đó để khắc phục điều này, các bạn nên :

  • Chuẩn bị cho mình vốn tiếng Anh thật tốt ở Việt Nam: vì bạn càng giỏi thì thời gian bạn hòa nhập càng nhanh.
  • Kết bạn với các bạn sinh viên quốc tế : Người Việt Nam có thói quen đi đâu cũng có bạn bè, cho nên khi sang nước ngoài thiếu thốn tình cảm người thân sẽ dễ kết bạn với những người đồng hương. Chính điều này sẽ làm cho vốn tiếng Anh của các bạn cạn dần và đến lúc nào đó các bạn sẽ không thể giao tiếp bằng tiếng Anh được nữa đồng thời các bạn cũng bỏ lỡ cơ hội để tìm hiểu thêm các nền văn hóa khác nhau từ những người bạn sinh viên quốc tế.
  • Tham gia các Hội nhóm và sinh hoạt tập thể ngoại khóa: các bạn có thể tham gia các câu lạc bộ tại trường như Câu lạc bộ thể thao, câu lạc bộ âm nhạc, câu lạc bộ ngoại ngữ,…, hoặc cuối tuần cùng vài người bạn (lẽ dĩ nhiên là có bạn bè quốc tế) tổ chức đi picnic hay đi shopping, đi thư viện,…. Điều này sẽ giúp vốn tiếng Anh của các bạn nâng cao đồng thời các bạn cũng sẽ hiểu được nền văn hóa của nước bạn nhiều hơn.

2. Kinh nghiệm trong chuyện tìm việc làm :

  • Thói quen của người Việt chúng ta là trước khi mua món gì cũng đều qui ra tiền Việt nên cảm thấy thứ gì cũng đắt đỏ. Vì vậy đa phần các bạn đều dè xẻn trong chi tiêu và tính toán rất kỹ lưỡng tài chính của mình. Và việc đi làm thêm để có thêm phần thu nhập cho việc chi tiêu sinh họat là điều dễ hiểu của các du học sinh ở Úc và đồng thời đây cũng là cơ hội để các bạn có kinh nghiệm làm việc cũng như có cơ hội giao tiếp với người bản xứ.
  • Ở Úc du học sinh chỉ được phép làm việc 20 tiếng/ tuần trong thời gian đi học và làm fulltime trong kì nghỉ.

Kinh nghiệm để có được việc làm là các bạn cần phải chuẩn bị thật kỹ lá thư  xin việc, với những dòng thông tin về địa chỉ, số điện thoại liên lạc rồi gửi cho những nơi mà bạn muốn xin việc. Bạn cũng cần phải tự tin và tạo được ấn tượng tốt với người tuyển dụng.

  • Các công việc thông thường cho các sinh viên Việt Nam như: là phụ bếp, nhân viên phục vụ nhà hàng, thu ngân, bán hàng, …. Vào mùa hè thì nông trại là nơi các bạn sinh viên chọn lựa để làm thêm, đây là công việc mang tính thời vụ. Công việc này chủ yếu là hái trái cây như anh đào, nho, táo,.., nghe qua có vẻ như đây là nghề đơn giản và thoải mái, tự do nhưng đây lại là nghề cực nhọc và vất vả nhất, có khi cả ngày các bạn phải phơi mình dưới cái nắng 37 độ mang những giỏ đầy trái cây trên lưng để đưa về điểm tập kết,…bù lại các bạn sẽ được trả lương cao hơn những công việc khác.
  • Tuy nhiên các bạn cũng lưu ý một điều: mục đích chính của các bạn là đi học chứ không phải đi làm, do đó các bạn phải cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định để không ảnh hưởng đến việc học của mình.

3. Kinh nghiệm vàng trong việc tìm nhà ở:

Thông thường trước khi qua Úc, các bạn đều chọn ở Ký túc xá hoặc ở nhà người bản xứ.

  • Nếu ở Ký túc xá, các bạn sẽ đỡ phải mất thời gian đến trường vì đa số các ký túc xá đều nằm trong khuôn viên của trường. Bên cạnh đó các bạn còn được đảm bảo về mặt an ninh và còn có cơ hội giao lưu với các bạn sinh viên quốc tế khác.
  • Còn ở nhà người bản xứ – homestay các bạn sẽ được học văn hóa nước bạn trực tiếp từ những thành viên trong gia đình mà bạn ở. Đồng thời các bạn sẽ đỡ mất thời gian cho việc nấu ăn, nhưng bù lại thì họ ăn món gì chúng ta sẽ ăn món nấy.

Tuy nhiên ở hai nơi này thường có giá khá cao, cho nên sau một thời gian đa phần các bạn sinh viên Việt Nam đều dọn ra ngòai. Các bạn thường tập hợp gồm một nhóm 5-6 người bạn ( nếu có cùng sở thích thì càng tốt) để thuê nhà và share phòng với nhau, đồng thời tự túc trong việc nấu ăn.Nếu các bạn muốn giỏi tiếng Anh thì tốt nhất nên share phòng với người Úc hoặc các bạn châu Âu.

  • Các bạn có thể tìm nhà ở qua các mẫu quảng cáo, hoặc qua trang web của trường, hoặc các bạn đến những trung tâm giới thiệu nhà ở gần trường của các bạn hoặc các bạn nhờ bạn bè tìm giúp.
  • Các bạn nên đến tận nơi xem nhà và đọc kỹ những điều khỏan trong hợp đồng thuê nhà trước khi đặt bút ký hợp đồng nhé.

Trên đây chỉ là một vài kinh nghiệm mong được chia sẻ cùng các bạn.

Du học là các bạn phải đối diện với vô vàn khó khăn trong suốt quá trình học tập và sinh sống đồng thời các bạn cũng tích lũy được những kinh nghiệm quý giá trong thời gian ở Úc giúp các bạn trưởng thành hơn và tự tin hơn. Các bạn “Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo”, hãy cố gắng vượt qua để đạt được mục tiêu mà mình đã đề ra ban đầu.

Chúc các bạn thành công!

Liên hệ tư vấn du học Úc

Tìm kiếm khóa học
Tác giả
admin
admin

Câu hỏi thường gặp

Bình luận bài viết

NAME *
EMAIL *
Website

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

tikpornvideos.com madelyn marie gets some hard pounding sex. www.porncavehd.com
Photo landscape
ClosePhoto landscape
ClosePhoto portrait