Có thể nói, thời gian vừa qua có lẽ là thời gian khó khăn nhất đối với du học toàn thế giới. Sự ảnh hưởng nghiêm trọng của dịch COVID-19 là không thể phủ nhận. Tất cả các nước đều đóng cửa quốc gia, du học sinh lao đao không biết nên ở lại hay về nước. Song giai đoạn khó khăn đó đã qua đi cũng là lúc chúng ta nghĩ đến những thứ được và mất.
Vinahure thường khuyên nhủ các bạn sinh viên của mình rằng các em đừng nên lo lắng khi đại dịch Covid 19 diễn ra, thậm chí khi nhìn nhận một cách tích cực thì “sự cố” này lại mang đến cho các em nhiều thuận lợi trong con đường theo đuổi ước mơ của mình đấy! Đó chính khoảng thời gian nghỉ ngơi dài ngày bên gia đình mà không phải lúc nào cũng có được. Cũng là khoảng thời gian để tìm hiểu về những gì mình muốn hoặc mình chưa biết ? Nhân cơ hội này, Vinahure sẽ làm một bài viết chia sẻ kinh nghiệm về thi IELTS thế nào để đạt điểm cao ? Mong rằng bài viết này sẽ ít nhiều giúp các em khi các em tham dự kì thi IELTS sau này.
1. Kỹ năng Nói (Speaking)
Đây là kỹ năng buộc người thi phải có khả năng ứng biến linh hoạt, cũng như cách tư duy, nói chuyện như người bản xứ. Vậy các bạn cần chuẩn bị những gì ?
- Nắm rõ cấu trúc bài thi và tiêu chí chấm điểm Đối với phần thi Speaking, giám khảo sẽ áp dụng 4 tiêu chí cho 3 phần của bài thi: fluency & coherence (khả năng nói lưu loát & mạch lạc); lexical resources (nguồn từ vựng); grammatically range and accuracy (ngữ pháp đúng và đa dạng) và pronunciation (phát âm). Vì vậy, khi tập luyện nói tiếng Anh ở nhà hoặc các trung tâm, bạn nên lập sẵn bảng chấm điểm dựa trên 4 tiêu chí và căn cứ vào đó để đánh giá bài nói của mình cần cải thiện ở tiêu chí nào.
- Chú ý cách phát âm trong suốt phần thi Nhiều bạn cho rằng mình chỉ có thể đạt điểm cao khi nói giọng Anh-Anh hoặc Anh Mỹ. Trên thực tế, bất kỳ ai cũng có giọng địa phương đặc trưng (accent), kể cả các giám khảo. Giám khảo sẽ quan tâm đến khả năng phát âm, nhấn trọng âm của bạn hơn là accent của bạn. Đặc biệt là lỗi thường gặp ở thí sinh Việt Nam là quên phát âm âm cuối của mỗi từ khi nói tiếng Anh do không có những âm tương tự trong Tiếng Việt. Đây cũng là một trong những điểm mà các giám khảo thường chấm gắt gao. Vì vậy, trong quá trình ôn tập, bạn hãy lập danh sách các từ bạn khó phát âm hoặc phát âm chưa chuẩn. Sau đó tập trung luyện tập các từ đó và so sánh chúng với phát âm mẫu từ các từ điển điện tử chất lượng. Bên cạnh đó, bạn hãy nói với tốc độ tự nhiên. Việc nói quá nhanh không khiến bạn có vẻ “lưu loát” hơn, mà trái lại còn khiến bạn dễ mắc lỗi. Tất nhiên, việc nói quá chậm cũng sẽ là một điểm trừ từ các giám khảo.
- Tập trung vào các cặp từ ghép phổ biến thay vì lạm dụng thành ngữ Nhiều bạn thường lầm tưởng sẽ đạt điểm cao khi sử dụng nhiều thành ngữ (idioms). Trên thực tế, giám khảo sẽ chỉ công nhận nếu bạn sử dụng thành ngữ đó chính xác và hợp ngữ cảnh, đồng thời họ cũng sẽ đánh giá toàn bộ vốn từ mà bạn đã sử dụng trong toàn bộ bài thi để cho điểm phù hợp. Thay vì chỉ sử dụng thành ngữ, hãy sử dụng các cặp từ ghép phổ biến (collocations) để bài nói của bạn tự nhiên hơn.
- Đừng bao giờ cố gắng học thuộc lòng trước các câu trả lời Dù việc lấy điểm cao là quan trọng, nhưng mục đích chính của bằng IELTS nằm ở việc giúp bạn tự tin và đủ khả năng để sử dụng tiếng Anh trong môi trường quốc tế. Vì vậy, việc học thuộc lòng chỉ là một cách học tủ và phần lớn các giám khảo đều sẽ nhận ra điều này. Bạn hãy tập nói tiếng Anh với bạn bè của mình, tốt nhất là những người cũng đang ôn luyện IELTS như bạn để cả hai cùng cải thiện kỹ năng trong thực hành.
2. Kỹ năng Nghe (Listening)
- Nắm rõ cấu trúc bài thi Bài thi Listening bao gồm 40 câu hỏi và chia thành 4 phần: 2 đoạn đàm thoại và 2 đoạn độc thoại bao gồm các vấn đề thường nhật và các chủ đề liên quan tới giáo dục với độ khó tăng dần. Vì thế, bạn cần trang bị cho mình vốn từ vựng học thuật ở đa dạng các chủ đề để tránh tình trạng không hiểu nội dung bài khi gặp đề lạ.Ngoài ra, sẽ có thời gian nghỉ trong 30 giây trước khi bắt đầu bài thi và giữa 3 đoạn hội thoại đầu tiên. Bạn nên tận dụng khoảng thời gian này để đọc trước câu hỏi và suy nghĩ về chủ đề cũng như đoán trước những đáp án khả thi. Việc nghĩ trước loại từ vựng bạn cần sử dụng là gì sẽ giúp bạn tăng khả năng phán đoán và đưa ra đáp án chính xác.
- Đọc kỹ câu hỏi và phần hướng dẫn trả lời để tránh sai lầm không đáng có Đây là lỗi phổ biến mà thí sinh hay gặp phải trong bài thi Listening. Ví dụ đề bài yêu cầu viết 3 từ vào ô trả lời, nếu bạn chỉ điền 2 từ bạn vẫn sẽ bị mất điểm, dù câu trả lời gần đúng đi chăng nữa. Ngoài ra, đừng quên kiểm tra thật kỹ lỗi chính tả và cố gắng trả lời tất cả các câu hỏi dù nghe được rõ ràng hay không. Bên cạnh đó, hãy chú ý gạch chân các từ khóa trong câu hỏi và chú ý đến nội dung trước và sau từ khóa mà bạn nghe được. Đừng vội vàng viết câu trả lời bạn vừa nghe được, bởi bài thi Listening thường có rất nhiều “bẫy”, chẳng hạn như người nói phủ định lại câu trả lời mình vừa đưa ra trước đó.
- Làm quen với ngữ điệu của nhiều quốc gia khác nhau Một trong những điều dễ dàng biến Listening và Speaking trở thành điểm yếu của nhiều thí sinh là phải tiếp xúc với một loạt ngữ điệu của nhiều quốc gia như Úc, Ấn Độ, Singapore… chứ không riêng giọng phổ thông như Anh, Mỹ. Tuy nhiên, phần lớn các bài thi IELTS Listening sẽ xuất hiện giọng Anh, Mỹ và Úc nhiều nhất. Vì vậy, thường xuyên nghe bản tin tiếng Anh của 3 nước này hoặc nghe podcast, xem TED Talks sẽ giúp bạn quen thuộc hơn với 3 kiểu giọng này.
3. Kỹ năng Đọc ( Reading )
- Phân bổ thời gian cụ thể cho từng bài đọc Các câu hỏi trong bài Reading sẽ có độ khó khác nhau, vì thế bạn cần phân bổ thời gian cụ thể cho từng phần để tránh mất thời gian khi sa đà quá lâu vào các câu hỏi khó. Thời gian gợi ý để bạn hoàn thành lần lượt 3 bài đọc sẽ là 15 phút – 20 phút – 25 phút. Bạn hãy tận dụng khả năng đọc lướt để tìm những chủ đề dễ hiểu với mình trước. Bên cạnh đó, không nên mất quá nhiều thời gian để trả lời những câu hỏi khó bởi nó có thể khiến bạn mất thời gian cho những câu hỏi dễ hơn. Thay vào đó, bạn hãy đánh dấu chúng và quay lại sau khi đã hoàn thành các phần đọc sau đó.
- Kết hợp các kỹ năng đọc khác nhau cho phần thi Reading Bạn cần rèn luyện 3 kỹ năng đọc quan trọng cho phần thi Reading: đọc lướt, đọc chọn lọc và đọc chi tiết. Ngoài ra, đoán nghĩa từ vựng mà mình chưa biết cũng là một kỹ năng phụ hữu dụng khi bạn sử dụng làm phần Reading trong phạm vi thời gian eo hẹp như IELTS.Khi bắt đầu làm bài, việc đọc lướt sẽ giúp bạn nhận định nhanh về nội dung chính cũng như nắm được cách sắp xếp nội dung của đoạn văn đó. Đọc lướt là để bạn tìm “content words” (từ nội dung) là danh từ, động từ, hay tính từ. Sau đó, việc đọc chọn lọc sẽ giúp bạn tìm kiếm những cụm từ quan trọng về số liệu, ngày tháng, từ khóa trả lời cho bài đọc. Tiếp theo, đọc chi tiết để bạn hiểu cặn kẽ đoạn văn có đáp án để đưa ra câu trả lời chính xác nhất. Bên cạnh đó, một kỹ năng phụ cũng vô cùng cần thiết là đoán nghĩa từ vựng mình chưa biết.
- Từ vựng là chìa khóa để đạt điểm cao trong phần Reading Bạn cần trang bị cho mình vốn từ phong phú để có thể hiểu được đầy đủ ý nhất khi trả lời câu hỏi cho phần Reading. Bạn nên bắt đầu cải thiện vốn từ ngay khi lên kế hoạch ôn tập thi IELTS. Trước tiên, bạn có thể bắt đầu học từ vựng theo chủ đề, từ những chủ đề đơn giản mà bạn yêu thích. Một khi đã tập được thói quen đọc và học từ vựng thường xuyên, bạn có thể mở rộng các chủ đề đa dạng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, từ kỹ thuật, khoa học đến đời sống, kinh tế… để đáp ứng được các bài đọc đa dạng trong kỳ thi IELTS.
- Làm quen với văn phong Anh ngữ Thường xuyên đọc báo chí, sách truyện tiếng Anh sẽ rèn cho bạn khả năng phản xạ nhanh với ngôn ngữ mới, đồng thời giúp bạn dần quen với lối diễn giải, văn phong Anh ngữ. Điều này sẽ giúp bạn hoàn thành phần thi Reading một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn.
4. Kỹ năng Viết (Writing)
- Nắm rõ tiêu chí chấm điểm và bám sát việc liên kết ý mạch lạc Bài Writing sẽ được chấm dựa trên các tiêu chí sau: Task achievement/response (Trả lời được trọng tâm đề bài đưa ra), Cohenrence and cohesion (Triển khai và liên kết ý mạch lạc), Vocabulary (Từ vựng) và Grammar (Ngữ pháp). Để được điểm cao cho phần thi này, bạn cần tập trung cải thiện khả năng viết dựa trên đúng các tiêu chí đó, hạn chế phạm lỗi sai và mở rộng vốn từ vựng đa lĩnh vực.Mỗi đề thi sẽ có một yêu cầu khác nhau cho Task 1, nhưng bạn có thể áp dụng một cấu trúc bài báo cáo đơn giản gồm mở bài bằng một số câu tóm tắt nội dung chính và phần diễn giải chi tiết cho đoạn sau. Hãy chắc chắn rằng bạn tóm tắt được các thông số của biểu đồ và so sánh nếu cần thiết, nhưng phải lưu ý sử dụng chính xác ngữ pháp, đặc biệt là những bài có cung cấp số liệu (biểu đồ, bảng kê…).Đối với Task 2, điểm trọng yếu là lập luận hoặc ý tưởng bạn đề xuất phải liên quan cụ thể đến câu hỏi. Hãy lập dàn ý chính trước trong đầu, gạch đầu dòng các luận điểm chính trong bài nháp và triển khai đầy đủ chúng khi đặt bút viết. Ngoài ra, đừng quên sử dụng thêm dẫn chứng, giải thích rõ ràng lý do và tầm ảnh hưởng của ý tưởng đó. Những lập luận này có thể sẽ là điểm cộng của bạn trong quá trình chấm bài.
- Luyện tập triển khai văn phong Anh ngữ trôi chảy, mạch lạc Để văn phong trôi chảy theo chất Anh ngữ, bạn cần rèn luyện cách tổ chức và sắp xếp ý một cách liền mạch và học cách đưa trích dẫn vào bài. Bên cạnh đó, bạn hãy tập luyện sử dụng các từ, cụm từ nối câu một cách chính xác cả về ngữ nghĩa lẫn ngữ pháp. Ở mức độ cao hơn, bạn có thể dùng các đại từ có nghĩa tham chiếu ngược hoặc chuyển tiếp trong bài viết. Đối với Task 2, bài viết nên bao gồm 1 đoạn mở bài, 2-3 đoạn thân bài và 1 đoạn kết bài. Tránh viết dông dài mà liên kết ý rời rạc. Thay vào đó, bạn không cần viết quá dài nhưng phải đảm bảo mỗi câu bạn viết ra đều có mục đích và liên kết với ý của câu trước và câu sau. Điều này đặc biệt hiệu quả khi triển khai luận điểm trong phần thân bài. Đọc thêm các sách tham khảo có thể giúp bạn học cách sử dụng hiệu quả phương pháp này.
Nhìn chung, việc thường xuyên tiếp xúc với tiếng Anh, đặc biệt là đọc tin tức và các trang web nước ngoài là bí quyết để cải thiện phần thi Reading và Writing. Điều này không chỉ giúp cải thiện vốn từ vựng mà còn giúp bạn làm quen với văn phong tiếng Anh, học được nhiều chủ đề khác nhau để phát triển thêm ý tưởng khi làm bài Writing lẫn Reading.
Vậy nên để chuẩn bị cho một kỳ thì IELTS, bạn sẽ phải cố gắng rất nhiều. Hãy thực sự coi tiếng Anh là ngôn ngữ cuộc sống của mình và biến việc học tiếng Anh thành một câu chuyện, vừa nghe vừa cảm nhận thì việc học và đối diện với kỳ thi IELTS bạn sẽ thấy bớt áp lực hơn. Trên đây là tổng hợp kinh nghiệm từ chính chuyên viên tư vấn du học Philippines của Vinahure cũng như tham khảo kinh nghiệm từ Hội đồng Anh và những người đã từng thi IELTS trước đó. Ngoài ra, Vinahure có thể gợi ý cho bạn một nơi luyện thi IELTS rất chất lượng đó chính là Philippines. Gần đây nổi lên trên bản đồ du học với tên gọi là “Lò luyện tiếng Anh ở Châu Á” – có thể là sự lựa chọn tuyệt vời cho những ai muốn đạt kết quả thi IELTS nhanh chóng và đảm bảo. Còn lí do vì sao lại là Philippines thì Vinahure sẽ chia sẻ sâu hơn ở những bài viết sau.
>>> Đọc thêm : Luyện IELTS siêu tốc tại Philippines
>>> Đọc thêm : Cam kết đầu ra IELTS 6.5 chỉ trong 12 tuần du học tại Philippines
Vinahure là công ty chuyên tư vấn du học Philippines uy tín nhất hiện nay với 15 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực du học. Vinahure cũng là đại diện tuyển sinh chính thức của hầu hết các trường Đại học, Học viện hàng đầu tại Philippines: OMGE, ZA, SMEAG, PHILNTER, GITC, CIEC, CNN, Philinter, CG, CIA, CPILS… và được
Liên hệ Hotline cho chuyên viên tư vấn du học Philippines tại công ty du học Vinahure để được hướng dẫn và chia sẻ cụ thể hơn : HN: 024.328.28888 / 037.246.5555
- Địa chỉ văn phòng Hà Nội: 176 đường Láng, p.Thịnh Quang, quận Đống Đa, Hà Nội
- Địa chỉ văn phòng Hồ Chí Minh: 344 Nguyễn Trọng Tuyển, Phường 2, Q Tân Bình, TP Hồ Chí Minh
- Địa chỉ văn phòng Đà Nẵng: 220 Nguyễn Hữu Thọ – Phường Hòa Thuận Tây, Hải Châu, TP. Đà Nẵng