Đến Canada nhất định phải biết những từ này

Chúng ta đều biết tại Canada tiếng Anh là một trong hai ngôn ngữ được sử dụng chính. Thế nhưng thậm chí đã biết tiếng Anh và giao tiếp thành thạo bạn cũng có thể thường xuyên lâm vào hoàn cảnh đứng hình khi không hiểu ý người bản địa đang nói gì. Vậy các bạn du học sinh Canada tương lai hãy cùng Vinahure bỏ túi một vài từ, cụm từ “tiêu biểu” của người bản địa trước khi lên đường tới xứ sở lá phong xinh đẹp này nhé!

EH

“Eh” là một từ đệm vào cuối câu được người Canada dùng rất nhiều khi nói chuyện. Những người không thực sự hiểu được ý của việc dùng chữ “eh” này sẽ dễ cảm thấy mỗi câu nói của họ đều thật buồn cười.

Tuy nhiên thì ý nghĩa của nó cũng giống như người Việt thêm “nhỉ” vào cuối câu nói. Ví dụ như thêm “eh” vào cuối câu “It’s a very nice day out today.” sẽ biến nó trở thành 1 câu hỏi: “It’s a very nice day out today eh?”, và người nghe sẽ có thể trả lời “Yes, it is”. Rất đơn giản phải không?

LOONIE

Đồng xu 1 dollar được gọi là Loonie ở Canada

Có lẽ chúng ta khi học tiếng Anh đều đã quen với việc gọi những đồng xu bằng “coin”, nhưng ở Canada một sự thật thú vị là “coin” không phải là cái tên họ nghĩ tới khi phát hành đồng tiền xu 1-dollar đầu tiên của nước mình vào những năm 1900. Trong khi còn chưa biết nên gọi nó bằng cái tên nào, người ta lấy luôn cảm hứng từ hình chú chim lặn (“Loon” trong tiếng Anh) được đúc trên đồng tiền mà gọi nó bằng Loonie. Thế là đồng xu 1 dollar Canada đã có cái tên dễ thương của mình như vậy đó.

Vậy có ai thắc mắc người Canada gọi đồng 2 dollar như thế nào không? Nếu đồng 2 dollar có đúc hình một chú gấu bắc cực trên đó thì chắc sẽ được gọi là Bearie hay Polie theo đúng quy luật phải không? Nhưng người Canada lại có cách nghĩ khác! Họ khá thích những thứ có vần điệu, vì thế để cho vần với Loonie thì cái tên tiếp theo được ra lò đó là Toonie.

TUQUE

Tuque (hay Toque) – đọc giống như took –  là một từ người Canada dùng để chỉ chiếc mũ len chúng ta hay đội vào mùa đông thay vì gọi nó là knit cap hay knitted hat. Vậy nên hãy dùng tuque như một thói quen khi tới Canada nhé, giống như một cách để hòa nhập với văn hóa bản địa nơi đây. Hãy bắt chuyện với một người bạn Canada như: “It’s cold today eh, I should’ve brought my toque.”

Tuque hay Toque là để chỉ chiếc mũ len 

WASHROOM

Có bao nhiêu từ trong tiếng Anh để chỉ nhà vệ sinh? Toilet, water closet, restroom, bathroom (phòng tắm có cả toilet bên trong) hay loo theo cách dân dã hơn… Còn từ nào có thể dùng nữa? Ở Canada người bản địa thường dùng duy nhất 1 từ để chỉ nhà vệ sinh, đó là washroom. Nghe rất Canada phải không?

DOUBLE DOUBLE

Nói đến các chuỗi cửa hàng cà phê ở Việt Nam chúng ta có gì? Highlands Coffee, The Coffee House, Cộng Cà Phê, Trung Nguyên Legend, Phúc Long Coffee and Tea, hay Starbuck – thương hiệu cà phê “nhập khẩu” từ Mỹ. Tuy nhiên đến với Canada, với người bản địa nơi đây không gì có thể sánh bằng Tim Hortons. Đây là chuỗi nhà hàng phục vụ nhanh lớn nhất Canada chuyên về cà phê và bánh rán, có tới hơn 4846 cửa hàng tại 14 quốc gia. Công ty được thành lập vào năm 1964 tại Hamilton, Ontario bởi VĐV khúc côn cầu (hockey) nổi tiếng Tim Horton.

Tim Hortons là cửa hàng cà phê và đồ ăn nhanh yêu thích của người dân Canada và Double Double là tên gọi của 1 phần ăn đặc biệt tại đây

Có thể nói Tim Horton đã có tầm ảnh hưởng lớn đến thế nào tới thói quen uống cà phê của người Canada ngày nay. Một ly cà phê cỡ lớn 2 đường và 2 kem (gấp đôi lượng kem và đường cho một ly cà phê thông thường hay còn gọi là “regular”) chính là mô tả cho một ly Double Double. Timbit là tên gọi của chiếc bánh rán ngon mắt cỡ vừa miệng ăn có bao đường và có nhiều vị, nhân bên trong.        

Vậy bây giờ bạn đã có thể hiểu được người bạn Canada của mình đang nói gì rồi chứ? “I am going to Timmies to grab a box of timbits and a large Double Double”. Bạn cũng hãy thử tới Timmies 1 lần để thưởng thức vị cà phê thương hiệu Canada cùng vài chiếc bánh rán ngon lành. Và nếu bạn phát hiện đã “nghiện” món cà phê dân dã này, và dự định sẽ lui tới thường xuyên hơn, hãy tải app về điện thoại để có thêm trải nghiệm order cà phê đầy tiện lợi nhé.

TWO – FOUR         

Một trong số những cụm từ độc nhất vô nhị chỉ sử dụng ở Canada đó là Two – Four. Người Canada dùng Two-Four khi đi mua bia tại cửa hàng bia (The Beer Store). Ở đây khi muốn mua 1 thùng 24 lon bia thay vì dùng “a box of 24 beers”, người bản địa đã rút gọn lại còn “Two-Four”.

“Hey, let’s go to the Beer Store and buy a Canadian two-four.”

MAY 24 WEEKEND & MOLSON MUSCLE

Ngày lễ yêu thích của người Canada là ngày 24 tháng 5; không chỉ bởi vì đó là ngày sinh nhật Nữ hoàng Victoria mà đó còn là ngày họ ăn mừng cho bia của người Canada. Họ gọi đó là May 2-4 Weekend, bởi đó chính xác là những gì họ làm trong những ngày dài cuối tuần.

Họ sẽ mua những thùng bia Two-Four rồi cùng uống với nhau, chúc mừng vì những chiếc bụng bia tròn căng của mình mà họ gọi đầy yêu mến là “Molson Muscle” (cơ bụng Molson). Molson là thương hiệu bia vô cùng nổi tiếng của người Canada.

KNAPSACK

Lại một từ mà dường như chỉ riêng người Canada dùng khi nói đến chiếc túi đeo sau lưng. Họ gọi những chiếc túi này bằng knapsack thay vì backpack như chúng ta được học.

CHINOOK

Canada vốn nổi tiếng là xứ lạnh, và tuyết là một thứ không thể thiếu trong mùa đông nơi đây. Nguồn gốc của Chinook thực chất là từ được người Eskimo dùng để chỉ tuyết tan. Người Canada dùng Chinook để đặt tên cho loại gió ấm thổi từ trên núi xuống vào cuối mùa đông, làm tan tuyết và gia tăng nhiệt độ.

OUT AND ABOUT   

Có một lời đồn đại muôn thuở đến nỗi hầu như ai đến Canada hoặc mới quen một người bạn Canada đều muốn xác nhận đó là cách mà họ phát âm “out” và “about”.

“Oh you are Canadian, do you go oot and aboot?”

Bật mí là đừng bao giờ bắt chuyện người Canada bằng câu hỏi trên hay những câu tương tự nhé, vì bạn sẽ thất bại đó. Người Canada khi phát âm “out”/aʊ/ thường có xu hướng phát âm hơi giống như “boat” /əʊ/ chứ không phải họ phát âm thành /uː/ như chúng ta vẫn tưởng.

Cũng có thể điển cố “oot and aboot” này bắt nguồn từ cuộc nói chuyện của một người ngoại quốc nào đó với một người bạn Canada đầu tiên mình quen. Và khi nghe người Canada này phát âm từ “out” do có sự biến điệu khi phát âm, do khẩu hình miệng của người nói hay do người nghe mà âm này có thể bị nghe thành /uː/ dẫn đến người ngoại quốc kia ngỡ rằng người bạn Canada đang phát âm sai, tạo thành tình huống thật hài hước. Rồi người ngoại quốc kia sau đó kể lại câu chuyện thú vị của mình với bạn bè, người quen, dần dần lan truyền rộng rãi. Đó là một suy đoán, còn câu chuyện thực tế tại sao “oot and aboot” lại thành “huyền thoại” với người Canada như thế thì có lẽ không ai biết được chính xác. Cũng có lẽ đó chỉ là trò đùa vui, lâu dần lại khiến chúng ta ngỡ là thật.

Sau bài viết này Vinahure hy vọng các bạn đã tích lũy được thêm một số từ mới và hiểu hơn về Canada, làm hành trang cho mình trước khi đặt chân tới Canada để thực hiện ước mơ du học, để hòa nhập tốt hơn với văn hóa và con người nơi đây.

                              

 

Tìm kiếm khóa học
Tác giả
Du học Vinahure

Câu hỏi thường gặp

Bình luận bài viết

NAME *
EMAIL *
Website

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

tikpornvideos.com madelyn marie gets some hard pounding sex. www.porncavehd.com
Photo landscape
ClosePhoto landscape
ClosePhoto portrait