Nhật Bản là một quốc gia giàu văn hóa với nhiều lễ hội truyền thống độc đáo và điều này thu hút rất nhiều du khách trên thế giới. Hằng năm, vào các dịp lễ hội lớn, Nhật Bản thường đón chào một lượng lớn du khách tới tham quan và khám phá các lễ hội truyền thống này. Trong đó, các lễ hội như: Mừng năm mới (Shogatsu), lễ hội đèn lồng (Obon), lễ hội búp bê (Hina Matsuri), lễ hội cá chép (Kodomo-no-hi),… đều là những lễ hội truyền thống ở Nhật Bản có sức hút rất lớn đối với người dân địa phương và du khách quốc tế.
1. Lễ hội mừng năm mới (Shogatsu)
Được xem là lễ hội văn hóa lớn nhất Nhật Bản. Khác với Việt Nam và Trung Quốc, người Nhật ngày nay đón tết Dương lịch (Ngày mùng 1 tháng 1). Họ gọi dịp này là “Oshogatsu” để đón vị thần Toshigamisama. Vào ngày này, rất nhiều hoạt động ăn mừng được diễn ra và cũng như văn hóa người Việt, người Nhật sẽ đi đền, chùa và dùng bữa cùng gia đình, người thân trong bộ Kimono truyền thống.
Đúng vào thời khắc chuyển sang năm mới, tất cả đền, chùa trên toàn nước Nhật sẽ vang lên 108 tiếng chuông với mục đích cầu nguyện cho mọi người một năm hạnh phúc, bình an và xua đuổi đi ham muốn trần tục của con người.
2. Lễ hội đèn lồng (Obon)
Cũng có nét tương đồng như văn hóa người Việt và Trung, lễ hội đèn lồng Nhật Bản còn được xem là lễ báo hiếu tới đấng sinh thành (tương tự Lễ Vu Lan hoặc Rằm tháng 7 tại Việt Nam).
Obon hay còn gọi là “bon”, là ngày “Lễ hội của người chết”. Sở dĩ có tên gọi như vậy vì đây là lễ hội để tưởng nhớ những người thân đã khuất. Người Nhật tin rằng, người thân đã mất của mình sẽ quay về thăm con cháu.
Tại Tokyo, Yokohama và Tohoku, “Obon” được tổ chức vào ngày Dương lịch. Còn tại phía Bắc Kanto, Chugoku, Shikoku và các đảo ở phía Tây Nam, “Obon” được tổ chức vào ngày Âm lịch.
3. Lễ hội hoa anh đào Hanami
Đây là lễ hội được nhiều du khách ưa thích nhất hiện nay. Đối với các du học sinh thì kỳ nhập học Tháng 4 cũng là sự lựa chọn ưu tiên hàng đầu. Vào dịp này thì hoa anh đào tại Nhật Bản nở rộ khắp nơi, người Nhật còn xem đó là “mùa xuân của cuộc sống”.
Bắt nguồn từ thời Nara (710 – 794), giới quý tộc Nhật thường tổ chức những buổi tiệc trà bên dưới gốc hoa anh đào và cùng làm thơ, uống rượu, ngắm hoa anh đào rơi. Đến thời kỳ Heian từ năm 794 đến năm 1185 thì hoạt động này đã được Nhật hoàng Heian phổ biến cho toàn thể người dân cùng tham gia và từ đây Hanami chính thức trở thành quốc lễ.
4. Lễ hội cá chép Kodomo-no-hi
Nếu Quốc tế thiếu nhi được tổ chức vào ngày 1/6 dành cho trẻ em toàn Thế giới thì tại Nhật Bản có lễ hội cá chép – Kodomo-no-hi , cũng được xem là “Lễ hội thiếu nhi” dành cho trẻ em Nhật Bản – được tổ chức vào ngày 5 tháng 5 (ngày thứ năm của tháng thứ năm trong năm).
Vào ngày này, rất nhiều lồng đèn cá chép được treo vì loài vật này tượng trưng cho sự trí tuệ, lòng dũng cảm và nghị lực kiên cường.Người Nhật hy vọng những đứa trẻ trong nhà sẽ được thừa hưởng những đức tính cao đẹp đó từ cá chép.
5. Lễ hội búp bê (Hina Matsuri)
Đây là ngày dành cho các bé gái. Bắt nguồn từ thời kỳ Heian, người Nhật tin rằng những con búp bê có thể xua đuổi quỷ dữ nên họ đã làm những con búp bê để thả xuống dòng sông với mong muốn cầu mong cho những điều không tốt sẽ tránh xa những đứa bé.
Ngày nay, lễ hội búp bê là dịp các bé gái có thể mời bạn bè đến nhà thưởng thức những món ăn và bánh kẹo đặc trưng trong dịp lễ hội này: bánh gạo hishimochi, xôi đỗ senkihan, uống rượu ngọt shirosake.
Trong ngày này, các gia đình thường dùng “búp bê Hina” – được làm từ những chất liệu khác nhau. Tuy nhiên, búp bê Hina truyền thống phải được làm bằng gỗ hoặc bằng vải độn rơm với trang phục gồm nhiều lớp cầu kỳ. Một bộ búp bê thường phải có ít nhất 15 con đại diện cho những nhân vật đa dạng, trong đó có ít nhất một cặp búp bê nam và nữ tượng trưng cho Vua và Hoàng hậu.
Kết lại:
Những lễ hội truyền thống ở Nhật Bản luôn đặc sắc và mang lại những nét thu hút đặc trưng riêng cho du khách tham quan. Cảnh sắc thiên nhiên tuyệt vời, nền ẩm thực phong phú và tinh tế cùng rất nhiều lễ hội nổi tiếng trên thế giới đậm chất truyền thống và độc đáo
Thật hấp dẫn phải không nào? Còn chần chờ gì nữa các bạn hãy tận dụng cơ hội du học để khám phá hết những đặc sắc văn hóa tại đây.
THÔNG TIN TUYỂN SINH:
Hiện nay, Vinahure đang tuyển sinh kỳ du học tháng 7/2021 và kỳ tháng 10/2021 với một loạt các chương trình học bổng vô cùng hấp dẫn:
+ Thời gian nhận hồ sơ từ ngày 1/1/2020 – 15/2/2020, học sinh có nguyện vọng bay kỳ nào công ty sẽ sắp cho các bạn kỳ bay đó (khi đủ số lượng Vinahure sẽ dừng tuyển sinh).
+ Hình thức nhận hồ sơ: Chuyển qua đường bưu điện hoặc qua trực tiếp văn phòng Vinahure:
- Hà Nội : Số 176 – Đường Láng – Thịnh Quang – Đống Đa – Hà Nội
- TP. Hồ Chí Minh: Số 344 Nguyễn Trọng Tuyển – P.2 – Q.Tân Bình – HCM
- Đà Nẵng : Tòa nhà PVcombank, Đường 30/4, Phường Hòa Cường Bắc, Quận Hải Châu, TP Đà Nẵng
Xem thêm:
Hãy nhanh tay gửi hồ sơ trực tiếp tại các văn phòng hoặc gọi hotline: 037.246.5555
Nguồn: https://nhatban.vinahure.com/