So sánh mức độ khó học giữa tiếng Anh và tiếng Trung

Theo một vài thống kê, tiếng Trung lọt vào top những ngôn ngữ khó học nhất thế giới. Trong bài viết này, tạm gác các vấn đề về vĩ mô, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu xem vì sao tiếng Trung lại khó học như vậy. Và liệu so với tiếng Anh, ai sẽ giành vị trí ngôn ngữ khó học hơn? Cùng du học Vinahure khám phá nhé!

Khung cảnh thơ mộng của nơi khởi nguồn tiếng Anh

Cấu tạo

Tiếng Trung

Lịch sử chữ Hán trải qua các hinh dạng Chữ Giáp Cốt, chữ Kim, chữ Triện, chữ Lệ, chữ Khải và chữ Thư hiện nay. Không giống các dân tộc khác, khi xã hội phát triển hiện đại hơn thì họ sẽ đơn giản các nét vẽ và dùng các nét đó để thể hiện cho một âm tiết nào đó trong tiếng nói của các dân tộc đó, người Trung Quốc vẫn giữ ý nghĩa hình tượng ban đầu của chữ.

Nghệ thuật thư pháp lâu đời của Trung Quốc được viết từ chữ Phồn thể

Tiếng Trung có khá nhiều nhánh và hẳn là bạn cũng từng nghe nói đến tiếng Trung Quan Thoại và Quảng Đông. Bên cạnh đó, còn có tiếng Trung theo vùng miền, giống như tiếng các địa phương ở Việt Nam. Chữ Hán có tận 2 bộ chữ khác nhau là Phồn Thể và Giản Thể mà chúng ta sẽ bàn ở phía dưới. Ở các quốc gia nói tiếng Trung, mỗi nước lại sử dụng một bộ chữ khác nhau.

Tiếng Anh
Tên gọi của các chữ cái trong tiếng Anh chủ yếu là kế thừa trực tiếp từ tên gọi trong tiếng Latinh (và tiếng Etrutsca) thông qua trung gian là tiếng Pháp. Chắc hẳn chúng ta cũng đã quá quen thuộc với bảng chữ cái tiếng Anh hiện đại gồm 26 chữ cái Latinh. Tiếng Việt cũng tiếp thu các chữ cái này và biến nó thành các âm tiết để từ đó tạo nên từ.

Tiếng Anh viết sử dụng nhiều diagraph như ch, sh, th, wh, qu,…mặc dù ngôn ngữ này không xem chúng là các mẫu tự riêng biệt trong bảng chữ cái.

Các chữ cái tiếng Anh kế thừa nhiều từ bảng chữ cái Latinh

Độ phổ biến

Tiếng Anh có thể là ngôn ngữ toàn cầu nhưng chưa phải là ngôn ngữ được nhiều người sử dụng nhất đâu nhé. Theo điều tra gần đây thì ngôn ngữ thông dụng nhất thế giới hiện nay là tiếng Trung. Hơn 1 tỷ người sử dụng và nói thành thạo thứ tiếng này. Ngoài Trung Quốc, các quốc gia nói tiếng Trung còn có Singapore, Hồng Kông, Đài Loan và Ma Cau.

Một vài quốc gia dù thuộc khối EU nhưng vẫn có ngôn ngữ riêng của mình như Đức, Pháp, Tây Ban Nha hay Hà Lan. Số người sử dụng tiếng Anh là 508 triệu người.

Không phải tiếng Anh mà tiếng Trung mới là ngôn ngữ được sử dụng nhiều nhất trên thế giới

So sánh độ khó

Tiếng Anh

Bạn biết đấy, chuyện người Việt Nam chúng ta học tiếng Anh có phần dễ dàng hơn các nước khác là hoàn toàn có cơ sở. Cả hai ngôn ngữ đều cần sử dụng bảng chữ cái Latinh. Trong khi một số đất nước như Thái Lan, Hàn Quốc hay Nhật Bản sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong quá trình học. Khi học tiếng Anh, họ phải làm quen với một bảng chữ cái hoàn toàn mới và việc một học sinh không thể viết được trọn vẹn bảng chữ cái trong tiếng Anh là hoàn toàn có thể xảy ra.

Dù tương đồng với nhau về bảng chữ cái, nhưng xem ra tiếng Anh cũng không hề dễ dàng với chúng ta

Phát âm trong tiếng Anh cũng là cả một vấn đề. Sẽ tốn rất nhiều thời gian để bạn có thể phát âm chuẩn như người bản ngữ. Khi nói, một số người bản xứ cũng có thói quen bỏ chữ hoặc sử dụng một số từ nối hoặc từ lóng, do đó việc không nắm bắt được ý đối phương khi giao tiếp là điều dễ hiểu.

So với tiếng Việt, tiếng Anh không có nhiều danh xưng mà chỉ có I và You, do vậy bạn sẽ không bị loạn về danh xưng. Nhưng cấu trúc ngữ pháp của tiếng Anh lại ngược lại so với tiếng Việt, do vậy chúng ta cần hết sức lưu ý khi đặt câu hay dịch nghĩa.

Tiếng Trung

Ngay cả người Trung Quốc cũng gặp nhiều khó khăn khi học ngôn ngữ của dân tộc mình. Theo Bộ Giáo dục Trung Quốc, có tới 400 triệu người, chiếm khoảng 30% dân số nước này, không nói được tiếng Trung. Và trong số 70% dân nói được tiếng Trung, nhiều người chỉ nói được ở mức độ xoàng. Trung Quốc là quốc gia có hàng ngàn loại thổ ngữ khác nhau và rất nhiều loại ngôn ngữ dân tộc. Do vậy, chính phủ đã nỗ lực rất nhiều trong việc thống nhất ngôn ngữ tại quốc gia đông dân nhất thế giới này.

Trở về vấn đề chữ Giản Thể và Phồn Thể, cả hai loại chữ viết này đều có ưu và nhược điểm riêng. Tiếng Trung là ngôn ngữ đơn âm (không phải đa âm), hệ thống thanh mẫu, vận mẫu và đặc biệt là thanh điệu khá phức tạp. Vậy nên, nếu phải tiếp cận ngay với chữ Phồn Thể thì chắc chắn các bạn khó có thể tiếp thu được.

Ở Đài Loan, đa số dân cư dùng tiếng Quan Thoại

Theo một số ý kiến, chữ Giản Thể sẽ đơn giản hơn cho người học vì nó ít nét và dễ nhớ, dễ viết hơn chữ Phồn Thể. Tuy nhiên, nhược điểm của loại chữ này là làm mất đi hoặc sai lệch về ý nghĩa tượng hình. Đồng thời cũng không thể viết thư pháp bằng chữ Giản Thể được. Chữ Phồn Thể là loại chữ rất đẹp – thường được coi là tinh hoa của văn minh Trung Quốc hay là đối tượng để thể hiện nghệ thuật trong thư pháp. Chữ Phồn Thể rất khó học, nhưng một khi đã học thuộc rồi thì nhớ rất sâu và rất lâu. Nhược điểm lớn nhất của chữ Phồn Thể chính là những ưu điểm của chữ Giản Thể.

Đối với người Việt học tiếng Hoa, có rất nhiều điều kiện thuận lợi như: Việt Nam và Trung Quốc đều có lối tư duy Á Đông, hơn nữa người Việt chịu nhiều ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc nên có được lượng từ Hán – Việt khá lớn, vì vậy khi học tiếng Hoa chúng ta không gặp khó khăn về khía cạnh đơn âm và thanh điệu; bởi tiếng Việt còn có nhiều âm sắc hơn cả.

Do có nhiều điểm tương đồng về bản sắc văn hóa, người Việt sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi khi học tiếng Anh

Từ Hán Việt là yếu tố thuận lợi cho người Việt khi học tiếng Trung vì bạn sẽ dễ hiểu nghĩa của từ mới, dễ tư duy và thành lập từ ngữ hơn, nhưng nó cũng là con dao 2 lưỡi khi ta gặp phải những từ Hán Việt đã bị “bản địa hóa”.

Với những thông tin mà du học Vinahure đã cung cấp cho bạn, chúng tôi hy vọng bạn đã hiểu thêm về hai ngôn ngữ này. Việc học thêm một ngôn ngữ là không hề dễ dàng, tuy nhiên những lợi ích mà nó mang lại là điều không thể phủ nhận. Có thể chúng ta sẽ gặp nhiều khó khăn khi tiếp xúc với tiếng Trung, tuy nhiên 1 tỷ người đã học được, vậy thì tại sao chúng ta lại không?

Tổ chức giáo dục Vinahure chúng tôi với nhiều năm tư vấn và hỗ trợ học sinh hoàn thiện hồ sơ xin học bổng, đặc biệt là du học Trung Quốc. các bạn và các vị phụ huynh hãy yên tâm gửi gắm niềm tin và ước mơ du học của mình cho chúng tôi. Với đội ngũ tư vấn viên và nhân viên xử lí hồ sơ dạy dạn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ tư vấn một cách nhiệt tình và tận tâm để các vị phụ huynh và các em học sinh có thể chọn được chương trình học phù hợp nhất, cũng như xử lí hồ sơ một cách nhanh gọn và đạt tỉ lệ thành công cao nhất. Vinahure cũng là đại diện tuyển sinh chính thức của hầu hết các trường Đại học, Học viện hàng đầu tại Trung Quốc: đại học Khoa học Điện tử Quế Lâm, đại học sư phạm Vân Nam, đại học Kinh tế và Tài chính Nam Kinh, Học viện Hồng Hà,…

Liên hệ Hotline cho chuyên viên tư vấn du học Trung Quốc tại công ty du học Vinahure để được hướng dẫn cụ thể:

HN: 024.328.28888 / 084.488.0000

  • Địa chỉ văn phòng Hà Nội: 176 đường Láng, p.Thịnh Quang, quận Đống Đa, Hà Nội
  • Địa chỉ văn phòng Hồ Chí Minh: số 344 Nguyễn Trọng Tuyển, P2, Quận Tân Bình, HCM

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tìm kiếm khóa học
Tác giả
admin
admin

Câu hỏi thường gặp

Bình luận bài viết

NAME *
EMAIL *
Website

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

tikpornvideos.com madelyn marie gets some hard pounding sex. www.porncavehd.com
Photo landscape
ClosePhoto landscape
ClosePhoto portrait