Những trải lòng của du học sinh Việt Nam tại Hàn Quốc
Mỗi một người chỉ có một cuộc đời để sống để thực hiện hóa các ước mơ và biến ước mơ đó thành hiện thực. Lựa chọn du học Hàn là ước mơ của rất nhiều bạn trẻ nhưng không phải ai cũng đủ bản lĩnh để nhìn nhận sự thật về những chông gai và khó khăn trên con đường mình sẽ đi.
Hầu hết khi thấy bức tranh từ các du học sinh Việt Nam tại Hàn Quốc kể lại, các bạn đều sợ hãi và bỏ cuộc giữa chừng. Vậy tại sao có rất nhiều bạn vẫn sang Hàn du học, vẫn cố gắng và hiện thực hóa được giấc mơ? Hãy cùng Vinahure tìm hiểu và nghe chia sẻ từ họ để hiểu hơn cũng như có được sự lựa chọn đúng đắn nhé!
Tình hình du học sinh Việt Nam tại Hàn Quốc
Hơn 70.000 du học sinh Việt đang học tập tại Hàn Quốc, dẫn đầu về số sinh viên quốc tế tại nước này.
Theo Cục quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Tư pháp Hàn Quốc, tính đến hết tháng 1 năm nay, số sinh viên quốc tế nhập cảnh vào Hàn Quốc là hơn 205.000 người, tăng gần 8.000 so với năm ngoái.
Trong số này, sinh viên mang quốc tịch Việt Nam là 70.212 người, tiếp tục đứng đầu về số sinh viên quốc tế tại Hàn Quốc, kể từ năm 2021 đến nay.
Xếp thứ hai là sinh viên Trung Quốc với khoảng 64.000 người. Trong top 5 còn có sinh viên Mông Cổ (hơn 12.600) và Uzbekistan (hơn 11.900). Các quốc gia khác như Mỹ, Pháp, Nhật Bản, Pakistan mỗi nước có khoảng 1.000-5.000 sinh viên đang theo học tại Hàn Quốc.
Trường đại học thu hút nhiều sinh viên quốc tế nhất là Sungkyunkwan với hơn 4.700 người. Tiếp đó là Đại học Kyung-hee (4.400), Đại học Yeonsei (4.000), Đại học Korea (3.400). Trong khi đó, các trường đại học ở tỉnh, mỗi trường có khoảng 500 sinh viên nước ngoài.
Số sinh viên quốc tế đến Hàn Quốc tăng đều đặn trong nhiều năm, đạt 180.000 người vào năm 2019. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, con số này giảm xuống còn hơn 153.000 vào năm 2020. Khoảng 40% số này theo học các chương trình đào tạo tiếng Hàn Quốc.
Tại một số đại học ở thủ đô Seoul, do sinh viên nước ngoài chiếm khoảng 20%, một ký túc xá riêng cho nhóm này đang được xây dựng. Các cửa hàng ăn uống xung quanh trường đại học ở Hàn Quốc cũng dần thay đổi thực đơn để phù hợp với khẩu vị của các sinh viên quốc tế.
Hàn Quốc, cùng với Nhật Bản là điểm đến du học lớn nhất của sinh viên Việt Nam, theo các thống kê đến hiện tại. Các nước khác như Mỹ, Australia, số sinh viên người Việt dao động trong khoảng 20.000 người, trong top 5 về số sinh viên quốc tế.
Theo tổ chức xếp hạng đại học Times Higher Education, học phí đại học tại Hàn Quốc khoảng 8-13 triệu won (150-240 triệu đồng), tiền thuê nhà và chi phí sinh hoạt khoảng 100-130 triệu đồng mỗi năm.
Sinh viên quốc tế bậc đại học được làm thêm 20h/tuần, bậc sau đại học 30h/ tuần. Con số này là không giới hạn nếu sinh viên đi làm thêm vào các kỳ nghỉ.
Cuộc sống thực tế của du học sinh Việt Nam tại Hàn Quốc
Trên thực tế, chẳng có miếng bánh nào ăn miễn phí, cũng không có công việc nào thảm trải hồng để cho bạn bước tiếp cả. Trong bất kỳ lĩnh vực hay công việc nào, nếu bạn không cố gắng hết sức không tìm tòi bạn sẽ không thành công.
Hầu hết, các bạn có dự định đi du học đều trong tư tưởng màu hồng và bay bổng với ước mơ đến du học tại một đất nước tươi đẹp, thậm chí vẽ ra khung cảnh đi làm và có thêm tiền gửi về cho bố mẹ
Chúng tôi không có nói tất cả, đối với những bạn đi du học hoàn toàn được trợ cấp của bố mẹ và đúng nghĩa là du học thực thụ thì sẽ khác. Nhưng phần lớn, các bạn du học sinh sang là hệ vừa học vừa làm.
Các bạn được ba mẹ cố gắng chạy vạy và lo cho 6 tháng đầu. Sau đó là hoàn toàn tự túc và bươn trải cuộc sống khi ở đó. Thậm chí phải đi làm kiếm tiền gửi về cho bố mẹ trả nợ.
Để quá trình sang du học Hàn trở nên đúng ý nghĩa và mang lại giá trị cho bạn. Chúng tôi khuyên bạn nên :
- Không nên tìm cách sang du học rồi bỏ trốn, bỏ học giữa chừng để đi làm thêm.
- Nên trang bị tốt kiến thức về tiếng trước khi sang Hàn
Điều này rất quan trọng, không chỉ giúp ích cho quá trình học tập được thuận lợi. Đặc biệt, việc hòa nhập với môi trường mới cũng dễ dàng hơn.
Ngoài ra, khi bạn vững về tiếng Hàn, bạn sẽ có cơ hội kiếm được những công việc tốt hơn với mức thu nhập cao hơn như: dạy tiếng Việt cho người Hàn, các nhà hàng, nông trại… Thậm chí là các công việc liên quan đến phiên dịch viên.
- Đừng vội tin những lời quảng cáo hay những lời cò mồi với cơ hội sang Hàn chi phí rẻ. Bạn hãy tìm đến những trung tâm uy tín và có kinh nghiệm để được tư vấn định hướng rõ ràng.
Vì vậy, Vinahure vẫn luôn khuyên học sinh của mình nên cảnh tình trước những lời nói hoa mỹ từ cò mồi. Các bạn cần tìm hiểu thật kỹ và phải có hợp đồng trước khi nhập học mới yên tâm.
Tâm sự của một bạn du học sinh Việt Nam
- Khí hậu – “kẻ thù” của tớ
Nói là kẻ thù thì có vẻ kinh khủng quá nhưng thật sự đây là điều đầu tiên thật sự khác biệt mà các bạn phải đối mặt với cuộc sống ở quốc gia mới. Tớ đã thật sự “sốc” với cái rét “- 2 độ” lúc mới xuống sân bay KimHae (Busan). Vốn là teen xứ Bắc nên việc chịu lạnh với tớ không mới, thế mà nhiệt độ âm của Hàn Quốc khiến tớ mất đến vài tuần để dần quen.
Xuống sân bay với 3 cái áo, mọi thứ đã trở thành thảm họa khi tớ nằm li bì trên giường cả tuần đầu tiên và cả vài tuần sau đó, mọi thứ sinh hoạt vẫn chỉ xoay quay 4 góc nhà nhỏ. Thế nên là, nếu có ý định thử sức ở đây, hãy nhớ mặc đủ ấm nếu bạn bắt đầu việc học của mình vào mùa xuân.
- Ăn uống á, “thích thì đừng hỏi”
Người Hàn Quốc ăn uống rất khác Việt Nam mặc dù có cùng nguồn gốc văn hóa Á Châu. Đúng như những gì bạn đã thấy trên phim, Kimchi là 1 món ăn không thể thiếu dù cho bạn đang ăn gì: thịt ba chỉ nướng đến món canh truyền thống. Tất cả những gì bạn ăn (tất nhiên, trừ fastfood) đều có dư vị của Kimchi đấy. Tớ nghĩ, nếu như bạn muốn không phải thường xuyên gặm đồ ăn nhanh, thì nên gắn bó nhiệt tình với món Kim chi này đi!
Một điều thú vị nho nhỏ mà tớ muốn san sẻ, đó là căng tin ở trường tớ rất rộng và sạch, nó có thể phục vụ liên tục hàng trăm lượt sinh viên. Bữa ăn đầu tiên của tớ ở căng tin thật là nhớ đời, vì nó kết thúc với 1 cái bụng trống rỗng theo đúng nghĩa của nó! Tớ phải ăn cơm trắng vì không thể nuốt được thức ăn ở đây, mùi vị thức ăn quá khác biệt lúc ở nhà. Sau vài lần rút kinh nghiệm và may mắn được đồng hương giúp đỡ, tớ chọn cho mình món ăn ưa thích của mọi bữa ăn của mình: món canh thịt bò. Món này có hành tây và nấm kim châm, khá đậm đà, nói chung tớ ưng!
Đi học, nếu tìm được một khu có siêu thị Việt Nam thì thật tuyệt vời, tớ mừng húm khi vồ được một cái như thế gần nơi mình học. Thi thoảng lắm được đổi bữa sang đồ ăn Việt, cái gì cũng đắt vô cùng tận. 1 quả trứng vịt lộn có giá 2000 Won (khoảng 40.000 đồng Việt Nam) cơ đấy.
Một điều về ẩm thực mà tớ vô cùng thích ở đây chính là việc giao đồ ăn nhanh 24/24 giờ. Bất kỳ lúc nào, chỉ cần bạn có cuốn sổ tay nhỏ sẵn giá và giới thiệu các món ăn, thì 20 phút sau bạn cũng có thể chén thỏa thích đồ ăn mình khoái khẩu, với tớ, mỗi lần gọi đồ ăn nhanh là ăn hết cả 1 con gà rán loại nhỏ. Nhắc là thấy thèm liền.
- Tác phong đi lại “Nhanh như chạy”
Làm việc nhanh, người Hàn tiết kiệm tối đa thời gian mà họ có. Mỗi lần đi bộ ở trong trường tớ lại thấy hơi tủi thân, vì mang tiếng là 1 đấng nam nhi nhưng nhìn các cô gái bước đi mà có lúc mình theo không nổi. Từ đi đứng đến các thói quen hàng ngày cũng đều nhanh và chính xác đến mức hoàn hảo nhất có thể. Sống xa nhà, lại trong 1 môi trường có tính tự lập cao như vậy, khiến cho tác phong sinh hoạt của tớ cũng thay đổi hẳn: “Chỉ cần đi chậm 1 phút bạn sẽ lỡ đến 30 phút của tiết học vì không kịp xe bus.”
- Cực thích xài đồ nội
Người Hàn rất chuộng hàng nội. Từ những đồ nhỏ nhất như cây bút hay những vật dụng như chiếc ô tô, họ đều ưu tiên sử dụng những thứ mà họ có thể tự sản xuất. Ví như ô tô, từ ngày sang đây tớ đếm được đúng 5 chiếc xuất xứ không phải Hàn Quốc.
Một khi đã sang đây, bạn hãy quên đi việc mua sắm ở cửa hàng tạp hóa. Tiêu dùng các đồ vật từ nhỏ đến lớn đều được người dân mua qua các trung tâm thương mại như BigC ở nhà mình. Ví dụ, mua từ mớ rau đến hộp sữa thì bạn đều sẽ đến những nơi như Lotte Mart, hay Home Plus. Không như ở Việt Nam, phải các thành phố lớn mới có được những siêu thị lớn thì ở nơi tớ sống, chỉ là đô thị vệ tinh của Busan nhưng có đến 2 cái Lotte Mart, 1 cái Home Plus và 1 cái E Mart. Và tất cả đều hướng đến một cuộc sống tiện nghi nhất, nhưng lại rẻ nhất cho người dân.
- Phương tiện tốt nhất: “xe buýt”
Với tớ sự lựa chọn hoàn hảo nhất chính là đi xe bus đi học. Ở Việt Nam, chẳng bao giờ tớ đi xe buýt cả, một phần vì có xe máy đi lại, phần vì tớ hãi cảnh chen lấn xô đẩy lắm. Thế nhưng sang đây, xe buýt lại chính là phương tiện di chuyển hoàn hảo nhất. Dù cho đi học vào buổi sáng, cái thời điểm mà xe bus chật ních người, nhưng cảm giác khó chịu của tớ cũng không hề xuất hiện, phần vì ý thức của người đi xe, phần là do thái độ phục vụ tận tâm nhiệt tình của bác lái xe. Túm lại là tớ rất rất thích xe buýt bên này, các bạn hãy thử trải nghiệm thì mới biết được nó tuyệt như thế nào.
Hình 5: Phương tiện ưa chuộng của người dân Hàn Quốc
Hạ tầng giao thông ở nơi tớ sống khá tốt. Giới hạn tốc độ ngay tại con đường chính của thành phố là 60km/h. Đường phố vào buổi sớm có lúc tắc, nhưng nhờ vào ý thức của người dân nên giải quyết rất nhanh. Nhiều khi nhìn thấy đoạn đường bị tắc ngay trước mặt nhưng tớ vẫn… “bình thường như cân đường hộp sữa”, vì tớ biết mình không bao giờ bị muộn học cả. Tuyệt phết!
Có lẽ, thật khó để so sánh một quốc gia phát triển như Hàn quốc với một quốc gia đang phát triển như Việt Nam, tuy nhiên bằng mắt thấy tai nghe và những trải nghiệm hàng ngày, cuộc sống vẫn cứ diễn ra với tốc độ chóng mặt, dù là đi làm hay đi chơi. Nếu may mắn có trải nghiệm tại xứ sở Kim chi, tớ nghĩ giống như mở một trang sách cuộc đời ấy, thích lắm!
Mọi thông tin về du học Hàn Quốc xin liên hệ:
Tại TP. Hà Nội: Số 176 đường Láng, P.Thịnh Quang, Q.Đống Đa, TP.Hà Nộ
024.3282.8888 – 037.246.5555
Tại TP. Hải Phòng: Số 42 Phú Hải 2, phường Anh Dũng, quận Dương Kinh, TP. Hải Phòng
03.4848.0000
Tại TP. Hồ Chí Minh: Số 756A Âu Cơ, P.14, Q.Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh.
0928.14.0000
Tại TP. Đà Nẵng: Tòa PVcombank, Đường 30/4, P.Hòa Cường Bắc, Q.Hải Châu, TP. Đà Nẵng.
0928.15.0000