Có thể nói lịch sử trang phục của Đài Loan chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của nền văn hóa chính trị trong chiều dài lịch sử. Hãy cùng du học Vinahure khám phá và tìm hiểu kỹ hơn về những chuyển đổi, qua từng giai đoạn của trang phục ở xứ Đài!
- Lần biến đổi thứ nhất của trang phục
Lần biến đổi này diễn ra thời đại Bình định (1895 – 1919). Thời gian này người Đài Loan ưa chuộng kiểu trang phục của người Mãn Châu mặc dù mốt của những kiểu áo phương tây bắt đầu du nhập. Người Đài Loan vẫn tuân thủ trang phục này cho đến năm 1911 khi Triều Thanh sụp đổ. Lúc này nam giới là thành phần đón nhận kiểu trang phục Phương Tây hào hứng nhất hơn cả nữ giới.
Đến đầu thế kỷ 20 thì những người phụ nữ Đài Loan mới bắt đầu đón nhận. Những chân váy kiểu Tây bắt đầu được biến tấu để phù hợp hơn với truyền thống trang phục nơi đây. Các họa tiết cầu kỳ hay biểu tượng truyền thống dần được đơn giản hóa và giảm bớt. Quần áo cũng bắt đầu được may bó lại dần cho vừa vặn, gọn gàng với cơ thể.
- Lần biến đổi thứ 2
Lần biến đổi tiếp theo này diễn ra trong giai đoạn đồng hóa 1919 – 1936 dưới ách cai trị của người Nhật. Thời gian này xu hướng mặc xường xám lan từ Đại Lục sang Đài Loan. Tuy nhiên dưới sự cai trị của người Nhật đã áp đặt các lối sống cho người Đài Loan những hình mẫu thời trang của xứ hoa anh đào và bắt họ phải tuân thủ theo nhằm dập tắt mối liên kết văn hóa Trung Hoa.
Loại trang phục thể hiện rõ hình mẫu của đất nước hoa anh đào nhất chính là đồng phục học sinh, đây là bản sao của đồng phục học sinh Nhật Bản. Sau này Nhật còn muốn đem Kimono du nhập và biến nó thành trang phục của người Đài Loan nhưng thất bại do giá thành để may nó quá cao và không phù hợp với đời sống, văn hóa nơi đây.
Xu hướng thời trang này Nhật Bản chỉ giảm dần khi chính phủ Đài Loan giành được chính quyền về tay của mình. Chính trong thời gian này ngành may mặc, thời trang của Đài Loan được đặt nền móng khi nhiều thương nhân, nghệ nhân trong ngành dệt may đã di cư từ Đại lục sang Đài Loan.
- Lần biến đổi thứ 3 của trang phục xứ Đài
Lần biến đổi này diễn ra từ cuối thập kỷ 60 – thập kỷ 80.
Năm 1960 cũng được coi là một bước ngoặt lớn cho ngành thời trang của Đài Loan khi cuộc thi hoa hậu đầu tiên được tổ chức. Những xu hướng thời trang mới nhất được các người đẹp trình diễn đã thu hút mọi người quan tâm. Đặc biệt thời kỳ này sự xuất hiện của ti vi với nhiều chương trình thời trang hiện đại được phát sóng trên toàn quốc.
Vào cuối thập kỷ 60, đầu thập kỷ 70, những chiếc váy ngắn, và phong cách thời trang hippie bắt đầu du nhập vào Đài Loan. Sang thập kỷ 80, chính quyền khuyến khích các nhà thiết kế trong nước quảng bá sản phẩm với thương hiệu và tên tuổi của chính mình. Rất nhiều nhà thiết kế đình đám của Đài Loan bắt đầu gây dựng sự nghiệp từ đây, nhiều người cố gắng tạo ra sự khác biệt so với các thương hiệu phương Tây bằng cách tạo ra bản sắc văn hóa Đài Loan trong các thiết kế.
Khoảng đến năm 1995, phong cách thời trang gợi cảm, để lộ da thịt mới bắt đầu “náo loạn” Đài Loan. Người ta bắt đầu táo bạo hơn khi khoe da thịt và các hình xăm cá tính. Lúc này, biểu tượng phong cách gợi cảm chính là người mẫu Lâm Chí Linh, là hình tượng cho bao nhiêu thiếu nữ mơ ước và học theo sự yêu kiều, tươi mới trong cách lựa chọn trang phục của cô.
Là một nền văn hóa coi trọng truyền thống, nhưng các xu hướng văn hóa hiện đại cũng phát triển tại Đài Loan. Trang phục của Đài Loan vẫn phải đảm bảo theo những nguyên tắc truyền thống về trang phục như: màu đỏ, trắng, đen là các màu nên tránh trong trang phục thường ngày, vì theo quan niệm của người Đài Loan, trắng đen là màu tang tóc, không may mắn, còn màu đỏ là màu của “hỉ sự”, thường ngày cũng không nên mặc. Đặc biệt đối với phụ nữ, ăn mặc quá sơ sài thường bị coi là biểu hiện của tính cách nghèo nàn.