Hệ thống giáo dục tại Ba Lan

Hệ thống giáo dục Ba Lan

Hệ thống giáo dục tại Ba Lan bao gồm những cấp độ như sau:

  1. Tiểu học
  • Kéo dài 6 năm (học sinh từ 6 – 12 tuổi)

Chương trình Tiểu học tại Ba Lan được bắt đầu khi trẻ 6 hoặc 7 tuổi, kéo dài 6 năm và được chia làm 2 giai đoạn (mỗi giai đoạn 3 năm). Giai đoạn đầu được coi là giai đoạn “hòa nhập” giữa chương trình mầm non và tiểu học, với một giáo viên giảng dạy toàn bộ tất cả các môn học. Giai đoạn 2 là thời kì đào tạo kiến thức cao hơn và mỗi môn học, các em học sinh sẽ học một giáo viên chuyên về môn đó. Sau khi hoàn thành Tiểu học, học sinh sẽ thi một kì thi tốt nghiệp và được cấp bằng Tốt nghiệp Tiểu học (Primary-school Leaving Certificate)

  1. Trung học Cơ sở
  • Kéo dài 3 năm (học sinh từ 13 – 16 tuổi)

Chương trình Trung học Cơ sở kéo dài 3 năm, đào tạo kiến thức phổ thông với các môn học: tiếng Ba Lan, Lịch sử, Giáo dục Công dân, 2 Ngoại ngữ, Toán, Lý, Hóa, Sinh, Địa, Công nghệ, Công nghệ Thông tin, Thể dục và Nghệ thuật/ Âm nhạc. Cuối mỗi năm học, học sinh sẽ được đánh giá dựa trên điểm tổng kết trung bình và kì thi về Nhân văn, Khoa học và Ngoại ngữ.

  1. Trung học Phổ thông
  • Kéo dài 3 – 4 năm (học sinh từ 16 – 19/20 tuổi)

Sau khi hoàn thành chương trình Trung học Cơ sở, học sinh tại Ba Lan có thể lựa chọn học tiếp lên các loại trường khác nhau, bao gồm:

  • Trường Trung học Phổ thông (3 năm): đào tạo chương trình kiến thức phổ thông tổng hợp. Sau khi hoàn thành, học sinh sẽ thi kì thi tốt nghiệp THPT (Matura) để sau đó học tiếp lên Đại học.
  • Trương Trung học Kỹ thuật (4 năm): đào tạo chương trình nền tảng sâu vào các ngành nghề như: kế toán, cơ khí, điện tử,… và cũng chuẩn bị cho kì thi tốt nghiệp Matura.
  • Trường Đào tạo nghề (2 năm): đào tạo chương trình dạy nghề, tập trung vào các ngành nghề phổ biến như bán hàng, nấu ăn, làm bánh, cơ khí, làm tóc,… Sau khi hoàn thành chương trình này, học sinh có thể chuyển tiếp học 2 năm Trung học Phổ thông hoặc 3 năm tại trường Trung học Kỹ thuật để lấy bằng Matura
  1. Đào tạo bậc cao

Chương trình đào tạo bậc cao của Ba Lan được chia làm 3 cấp độ chính (cycles), trong đó mỗi cấp là một chương trình học:

  • Cấp độ 1 – Khóa Cử nhân: kéo dài 3 – 4 năm, đào tạo và trang bị cho sinh viên kiến thức, kĩ năng về một ngành nghề cụ thể, giúp sinh viên có thể làm việc tốt trong lĩnh vực đã học sau khi tốt nghiệp.
  • Cấp độ 2 – Khóa Thạc sĩ: kéo dài 1.5 – 2 năm, đào tạo chuyên sâu ở bậc cao hơn, giúp sinh viên nghiên cứu và phát triển kiến thức đã học ở bậc Cử nhân, từ đó giúp sinh viên có thể làm việc một cách sáng tạo, hiệu quả và chuyên nghiệp hơn.
  • Cấp độ 3 – Khóa Tiến sĩ: kéo dài 2 – 4 năm, cung cấp cho sinh viên kiến thức nâng cao dựa trên nền tảng khoa học, trang bị cho sinh viên kĩ năng nghiên cứu, sáng tạo chuyên sâu.

Chương trình Cao đẳng, Đại học tại Ba Lan được quản lý toàn bộ bởi Bộ Khoa học và Giáo dục Bậc cao của Ba Lan, thường kéo dài 3 năm (4 năm đối với một số ngành đặc thù). Tại Ba Lan có 2 loại trường: trường HEIs và non-HEIs. Trong đó, trường non-HEIs không được phép đào tạo chương trình Tiến sĩ.

Hiện tại, Ba Lan có khoảng 460 trường Đại học, trong đó có 312 trường Công lập. Toàn bộ các trường đều được đầu tư lớn về quy mô, cơ sở vật chất và chất lượng đào tạo.

Để xin học vào các trường Đại học, tùy theo từng cấp học mà trường sẽ có yêu cầu điều kiện khác nhau. Nhìn chung, sinh viên quốc tế cần có học lực khá và chứng chỉ ngoại ngữ (tiếng Anh hoặc tiếng Ba Lan) để có thể học lên khóa Cử nhân/ Thạc sĩ. Tuy nhiên, sinh viên chưa có kĩ năng ngoại ngữ hoàn toàn có thể học một khóa tiếng Anh hoặc tiếng Ba Lan bổ trợ, sau đó học lên khóa chuyên ngành.

  1. Chi phí – học phí cho học đại học

Tại Ba Lan, học đại học chính quy – các công dân Ba Lan học trong các trường đại học công cộng là miễn phí. Người nước ngoài học đại học chính quy tại các trường đại học nhà nước Ba Lan, trên các điều khoản được áp dụng giống như đối với công dân Ba Lan họ cũng được miễn phí.

  • Những nhóm sinh viên nước ngoài khác có thể học đại học tại Ba Lan nhưng phải trả học phí.
  • Tất cả sinh viên học tại các trường đại học tư nhân phải trả lệ phí.

Các nghành đắt nhất học đại học chính quy tại các trường tư nhân, tính bằng PLN cho mỗi học kỳ (năm học 2014/2015)

  • Nghệ thuật truyền thông – khoảng 5400
  • Kỹ thuật Nha Khoa – khoảng 4950
  • Vẽ tranh – khoảng 4415
  • Môi trường –khoảng 3600
  • Kiến trúc – khoảng 3400
  • Hội họa – khoảng 3290
  • Thiết kế mẫu mã – khoảng 3180

Các nghành rẻ nhất học đại học chính quy tại các trường tư nhân, tính bằng PLN cho mỗi học kỳ (năm học 2014/2015)

  • Lịch sử – 1760
  • Sư phạm – 1730
  • Máy, cấu tạo máy – 1600
  • Toán học – 1500
  • Ngôn ngữ Ba Lan – 1500
  • Thực hiện hình ảnh phim và chụp ảnh – 1340

(1 PLN =0.264660USD)

Một số trường đại học ở Ba Lan luôn có các chương trình học bổng dành cho các sinh viên. Mức học bổng thường dao động từ 300 – 500 Euro/tháng.

Liên hệ tư vấn du học Ba Lan

Tìm kiếm khóa học
Tác giả
Du học Vinahure

Câu hỏi thường gặp

Bình luận bài viết

NAME *
EMAIL *
Website

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

tikpornvideos.com madelyn marie gets some hard pounding sex. www.porncavehd.com
Photo landscape
ClosePhoto landscape
ClosePhoto portrait