Đài Loan đầu tư cho hệ thống giáo dục như thế nào?

Hệ thống giáo dục cấp Đại học và sau Đại học được xem là nguồn lực trọng yếu trong sự phát triển quốc đảo Đài Loan. Nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu kinh tế trí thức, đồng thời khắc phục hiện trạng mở cửa thị trường do làn sóng toàn cầu hóa mang lại, khắc phục tình trạng chảy máu chất xám, Đài Loan đã đưa ra những chính sách về hệ thống giáo dục Đại học và sau Đại học như sau:

 

  1. Phát triển cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng dạy học đạt chuẩn Quốc tế

Nhằm mục đích khuyến khích các trường đại học phát huy đặc trưng và ưu thế vốn có lâu năm, đi sâu nghiên cứu, giảng dạy hoặc phát triển mở rộng áp dụng thực tiễn, Bộ Giáo dục tiếp tục đề xướng “Kế hoạch từng bước vươn tới danh hiệu trường đại học ưu tú” . Thông qua việc đầu tư kinh phí, hỗ trợ cho các trường đại học mở rộng tuyển dụng nhân tài hàng đầu quốc tế, và lấy các trung tâm nghiên cứu với những lợi thế nhất định hoặc các khu vực trọng điểm để làm nền tảng liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp với nhà trường và chính phủ. Để nâng cao hơn nữa mức độ giảng dạy và nghiên cứu để giúp thúc đẩy tăng trưởng công nghiệp và quốc tế hóa so vai với các trường Đại học hàng đầu trên thế giới, bên cạnh đó, phát động “ Kế hoạch cổ vũ mở rộng giảng dạy trong các trường Đại học” nhằm nâng cao và lấy chất lượng giảng dạy làm mục tiêu theo đuổi lâu dài của các trường Đại học, yêu cầu thay đổi và cải thiện chất lượng dạy học, định hình lại nhận thức của giáo viên về giá trị giảng dạy, làm cho học sinh trở thành chủ thể thực sự và chủ động trong việc học.

  1. Hoàn thiện hệ thống tuyển sinh và tăng cường các chính sách hỗ trợ cho sinh viên

Nhằm thích ứng với việc tuyển sinh của các trường Đại học và mở rộng không gian lựa chọn khoa ngành thích hợp cho các ứng viên, Bộ Giáo dục và Liên đoàn Ủy ban Tuyển sinh Đại học khuyến khích nâng cao tỉ lệ cá nhân đăng ký nhập học. Đồng thời Ủy ban Tuyển sinh Đại học và trung tâm kiểm tra chất lượng đầu vào của sinh viên đại học thực hiện “ kế hoạch nghiên cứu nhằm điều chỉnh việc thi cử và tuyển sinh đại học”, giúp hệ thống Đại học càng thêm hoàn chỉnh và hợp lý. Ngoài ra Bộ Giáo Dục còn hỗ trợ miễn hoàn toàn phí đăng ký thi tuyển cho những sinh viên có gia cảnh thuộc hộ thu nhập thấp, những sinh viên có gia cảnh thuộc hộ thu nhập trung bình thì được giảm 30% phí đăng ký thi tuyển giai đoạn 1, bên cạnh đó còn đưa ra các kế hoạch miễn giảm hoàn toàn học phí và phụ phí, cấp học bổng và hỗ trợ sinh viên vay vốn có lãi suất v.v… nhằm thực hiện lý tưởng bình đẳng về cơ hội và công bằng xã hội giáo dục.

Chất lượng giáo dục tại Đài Loan luôn nằm trong top tốt nhất

  1. Cập nhật và cải cách chương trình giảng dạy bậc Đại học, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong tương lai.

Chương trình giảng dạy truyền thống thì nghiêng về lý thuyết, thiếu kinh nghiệm thao tác thực tiễn và sự liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp, nhằm nhấn mạnh việc nâng cao khả năng thực hành của sinh viên, Bộ Giáo Dục Đài Loan đã đưa ra những kế hoạch như sau:

  • Khuyến khích xây dựng chương trình có nội dung thực tiễn và chỉnh sửa phương pháp giảng dạy

Ưu tiên cho chương trình đào tạo Thạc sĩ, dựa theo tính khái quát của chương trình đào tạo chia thành “nghiên cứu” và “thực nghiệm”, nhằm làm nổi bật sự khác nhau của hai phương pháp giảng dạy nghiên cứu và thực nghiệm.

Chương trình đào tạo thực nghiệm tham khảo các trường chuyên có nền giáo dục chuyên nghiệp của nước ngoài, nhấn mạnh báo cáo thực hành, nghiên cứu chuyên đề và thực tập tại doanh nghiệp, đồng thời kiểm tra chất lượng giáo viên nhằm đảm bảo phù hợp với nhu cầu giảng dạy thực nghiệm, thăng chức và các chế độ khen thưởng

  • Kế hoạch liên kết nhấn mạnh quá trình học tập và kinh nghiệm làm việc ở trường

Dựa theo chương trình học thực nghiệm và nội dung thực tập, xây dựng kế hoạch và liên kết mang tính hệ thống, nhấn mạnh quá trình học tập và kinh nghiệm làm việc “thông qua công việc nhằm trau dồi kiến thức” (work-basedlearning)

Nhà trường và doanh nghiệp cần có trách nhiệm phân công rõ ràng đối với nội dung thực tập của học sinh, đánh giá cao kết quả học tập thông qua cả lý luận và thực nghiệm, bao gồm cả ý kiến đóng góp của sinh viên trong quá trình thực tập tại doanh nghiệp.

  • Sự hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp được thể hiện thông qua hoạt động nghiên cứu , giảng dạy và chương trình học

Nhà trường tổ chức liên kết lâu dài với doanh nghiệp hay hiệp nghành nghề, đồng thời tiến hành phân tích nhu cầu và năng lực chuyên môn mà doanh nghiệp đang cần, xây dựng kế hoạch ba thắng “việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp”, “giá trị của nhà trường” và “tìm kiếm tài năng”.

Mở rộng những “điểm” thuộc chương trình học thực nghiệm trở thành đặc trưng “ toàn diện” cho sự kết hợp giữa nhà trường và doanh nghiệp, liên kết với doanh nghiệp tạo nên học viện của doanh nghiệp, thu hút đầu tư từ bên ngoài, tăng cường giảng dạy thực nghiệm và tính khả thi của nghiên cứu.

  1. Xây dựng cơ chế đánh giá hoàn thiện, đúng chuẩn, chính xác nhằm đảm bảo được chất lượng giảng dạy và học tập.

Nhằm mục đích đánh giá chất lượng của trường Đại học, bắt đầu từ năm 2012, những trường Đại học đáp ứng đủ tiêu chí tuyển chọn (34 trường đại học nhận được kế hoạch hỗ trợ phát triển giảng dạy và tiến đến danh hiệu trường đại học hàng đầu), có thể tự tiến hành đánh giá chất lượng, cơ chế và kết quả đánh giá phải được thông qua kiểm duyệt của Bộ Giáo Dục, có thể xin miễn tiếp nhận đánh giá từ Bộ Giáo Dục, giúp nhà trường có khả năng ý thức xác định vị thế, đồng thời dựa trên đặc trưng của bản thân để đưa ra những hạng mục , chỉ tiêu và tiêu chuẩn đánh giá, không ngừng tư duy cải thiện và duy trì khả năng tự đánh giá là văn hóatổ chức trong trường đại học.

  1. Thực thi tốt các công tác quản lý và chú trọng phát triển để luôn được những thành tích tốt và được công nhận bởi các tổ chức Quốc tế.

Dựa vào thực tế hiện trạng phổ cập của hệ thống giáo dục đại học và sau đại học ở Đài Loan, và xu hướng ngày càng mở rộng phát triển của hệ thống giáo dục đại học và sau đại học trên thế giới, Bộ Giáo Dục thúc đẩy phương án thử nghiệm tự quản của các trường đại học công lập, bên cạnh đó còn thí điểm tuyển sinh sinh viên đại học, điều chỉnh cơ cấu tổ chức, công tác sinh viên, quyền nhân sự và độc lập về kế toán tài chính,phát triển các mô hình vận hành cơ cấu chuyên nghiệp có hiệu suất, đồng thời củng cốthành tích của nhà trường. Thảo luận những nguồn kinh phí cơ bản cần thiết của trường đại học công lập và các chỉ tiêu hỗ trợ cho các trường đại học dân lập. Đồng thời thông qua các nguồn đầu tư kinh phí từ các kế hoạch mang tính cạnh tranh, dẫn đường cho việc tự xác định vị thế, tạo nên nét đặc trung và xác định chất lượng nghiên cứu giảng dạy của các trường đại học.

 

  1. Mở rộng phát triển và giao lưu hợp tác quốc tế nhằm thu hút nhân tài khắp nơi trên thế giới.

Bước vào thế kỷ 21, vai trò của chính sách giáo dục hệ thống đại học và sau đại học cùng với sự phát triển của nó không chỉ dừng lại ở việc đào tạo nhân tài cho riêng 1 quốc gia nào đó nữa, mà thông qua việc tuyển chọn nhân tài mang tính xuyên quốc gia, giao lưu học thuật, thành quả và ưu thế của nền học thuật mang lại, sự phát triển của hán ngữ, đã giúp cho Đài Loan trong suốt quá trình phát triển cạnh tranh đã đạt được vị trí về kinh tế và chính trị nhất định trên thế giới. Đài Loan đã áp dụng các biện pháp như sau

  • Mở rộng tuyển sinh toàn cầu

Thúc đẩy cải cách chính sách lương cho giáo viên, sửa đổi hiến pháp cư trú và tìm việc cho hợp lý, đồng thời giữ lại những lưu học sin ưu tú ở lại sống và làm việc tại Đài Loan.

  • Hòa nhập với thế giới

Dựa vào nhiều nguồn kinh phí khác nhau để hỗ trợ sinh viên đi du học, trao đổi sinh viên, thông qua nhiều nguồn tài trợ mang tính cạnh tranh để thúc đẩy các trường Đại học phát huy đặc trưng riêng, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế, tăng cường hợp tác quốc tế, đồng thời thông qua các chuyên án để lựa chọn những cá nhân ưu tú tham gia nghiên cứu tại các trường đại học hàng đầu hải ngoại, xây dựng cơ sở học thuật cho những cá nhân ưu tú Đài Loan tại hải ngoại.

  • Quốc tế hóa

Mở rộng công tác tuyển sinh quốc tế, vận dụng linh hoạt ưu thế của lĩnh vực học thuật, hợp tác xây dựng trung tâm nghiên cứu, tìm hiểu hệ thống giáo dục đại học và sau đại học của các nước thuộc khu vực Đông Nam Á, thúc đẩy phát triển chính sách giáo dục Đại học ở Trung Quốc Đại Lục, từng bước mang nên giáo dục Hán ngữ đến với các quốc gia lớn trên thế giới, trở thành một quốc gia có vai trò quan trọng trong việc đưa các nước Âu Mỹ làm quen với khu vực Châu Á.

 

 

 

 

Tìm kiếm khóa học
Tác giả
admin
admin

Câu hỏi thường gặp

Bình luận bài viết

NAME *
EMAIL *
Website

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

tikpornvideos.com madelyn marie gets some hard pounding sex. www.porncavehd.com
Photo landscape
ClosePhoto landscape
ClosePhoto portrait