Nhật ngữ là một ngôn ngữ được đánh giá là khó nhất thế giới. Chính vì vậy, việc học tiếng Nhật với người mới bắt đầu quả thật cần rất nhiều sự cố gắng, nỗ lực của bản thân.
Để có thể đạt trình độ tiếng cần thiết cho du học Nhật Bản, bên cạnh việc chăm chỉ, cố gắng cũng cần có phương pháp phù hợp, khoa học thì việc học mới thực sự có hiệu quả. Sau đây, du học Vinahure xin chia sẻ một vài gợi ý để các bạn có thể tỉm ra phương pháp học tiếng Nhật hiệu quả Nhất phục vụ cho việc du học Nhật Bản được thuận lợi.
Điều kiện đầu tiên đối với người học tiếng Nhật đó là sự chăm chỉ và kiên trì. Vì bạn phải nhớ rất nhiều từ và chữ Hán. Đối với người học tiếng Nhật lần đầu tiên thì đây là một điều rất khó. Muốn học tiếng Nhật giỏi trước tiên phải chăm chỉ bởi vì học tiếng Nhật không giống như những môn học khác. Học tiếng Nhật nhiều khi bắt buộc bạn phải học thuộc lòng, khó có một công thức hay một quy luật nào tuyệt đối đúng cho tất cả các trường hợp. Một điểm khác của việc học tiếng Nhật là sử dụng nhiều rồi quen, tức là bạn đã thuộc luôn cách sử dụng mẫu ngữ pháp đó cũng như từ trong ngữ cảnh đó. Xin chia sẻ với các bạn kinh nghiệm học tiếng Nhật của các bạn du học sinh Vinahure đã và đang học tập tại Nhật để các bạn có thể lấy đó làm kinh nghiệm giúp ích cho việc học tiếng Nhật của bạn.
1. Rèn cách phát âm chuẩn
Rèn luyện cách phát âm là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng, quyết định việc nói tiếng Nhật của bạn có chuẩn xác hay không. Phát âm sai chẳng khác gì nói sai chính tả, sẽ làm cho người đối thoại nhầm lẫn hoặc không thể hiểu được nội dung mà bạn đang nói. Phát âm theo thói quen khiến nhiều người học tiếng Nhật nhầm lẫn dẫn đến tình trạng phát âm sai.
Để chỉnh lại phần phát âm của mình, các bạn nên tham khảo phần phát âm được đính kèm các bộ từ điển hoặc tìm kiếm trên Internet có rất nhiều video hướng dẫn cách đặt lưỡi, chỉnh môi… một cách trực quan, dễ hiểu, giúp bạn có thể “nói chuẩn tiếng Nhật như người bản ngữ”. Trước mỗi từ mới mà bạn không chắc chắn về cách phát âm, hãy kiểm tra cách phát âm trong từ điển, để đảm bảo rằng việc phát âm của bạn là hoàn toàn chính xác và tránh sai sót sau này.
2. Tự nói chuyện với mình
Một cản trở khiến trình độ nói tiếng Nhật mãi chẳng thể tiến bộ là do không chú ý đến thực hành. Đa phần lý do là “ngại”, sợ nói không hay, sợ nói nhầm sẽ bị chê cười. Vì ngại nên cứ thu mình lại, chẳng để cho vốn kiến thức của mình được thể hiện, đến khi cần nói lại chẳng nói được từ nào do phản xạ kém, không thể đối thoại trơn tru được.
Nếu ngại thì bạn thử đứng trước gương, thế là thành 2 người rồi, hãy tập từ những đoạn hội thoại xã giao đơn giản. Sau đó, thực hành với những chủ đề phức tạp hơn tới khi bạn có thể nói một cách tự nhiên nhất. Ban đầu, có thể sẽ có một chút ngại ngần khi bạn không quen nói chuyện một mình như vậy nhưng khi đã bắt nhịp và quen thuộc rồi, chắc chắn bạn sẽ thực sự bất ngờ về sự tiến bộ của mình.
3. Lên kế hoạch học nói
Bất cứ một công việc nào nếu không có được một kế hoạch tốt sẽ rất khó khăn để đi tới mục đích đã đặt ra trước đó. Việc học hành cũng vậy, bạn đặt ra một mục tiêu nhưng cứ để thời gian trôi đi và mục tiêu vẫn ở đó chưa thực hiện được do bạn chẳng biết phải bắt đầu từ đâu. Đừng lãng phí thời gian của bạn, hãy lên kế hoạch luyện nói tiếng Nhật ngay từ bây giờ.
Dành một khoảng thời gian nhất định trong ngày để học tiếng Nhật trong vòng một khoảng thời gian sẽ tốt hơn là học theo hứng thú hay sở thích sẽ khiến bạn dễ nản và bỏ đi làm việc khác. Bạn phải rèn luyện rất nhiều nếu thực sự mong muốn có thể nói tiếng Nhật thật chuẩn. Một kế hoạch học đúng đắn sẽ giúp vốn tiếng Nhật của bạn được cải thiện một cách rõ rệt.
4. Tập hát và xem thật nhiều phim
Một bí kíp cực hay của các bạn giỏi tiếng Nhật là: nghe nhạc, hát và xem thật nhiều phim có phụ đề tiếng Nhật. Nghe và bắt chước hát theo nhạc sẽ giúp bạn chỉnh phát âm một cách tự nhiên nhất mà lại cực dễ nhớ nữa chứ. Những bài hát mình yêu thích thì dễ thuộc hơn. Rủ bạn bè cùng xem một bộ phim đang “hot” một cách xả xì trét vô cùng hiệu quả mà lại học được biết bao nhiêu từ vựng, thành ngữ, tiếng lóng… Tuy nhiên, đừng quá mê phim và nghe nhạc thả ga mà quên mất “công đoạn” thực hành vô cùng quan trọng đấy nhé.